Để chuẩn bị tốt cho việc du học Canada, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt cho mình nhiều thứ cần thiết để xin visa và chuẩn bị lên đường đi du học. Vậy những thứ mà bạn cần chuẩn bị là gì? Hãy cùng SmartA nhau tìm hiểu nhé. XIN VISA CANADA Để xin visa Canada, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ mà đại sứ quán yêu cầu để họ xét visa du học cho bạn. Bộ hồ sơ xin visa du học Canada thường cần phải chuẩn bị từ 6 tháng đến 1 năm để dịch thuật và công chứng. 👉🏻Các giấy tờ bao gồm: ✅ Giấy tờ nhân thân: gồm các giấy tờ chứng minh thân thế của bạn như hộ chiếu, chứng minh thư, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… Trong giấy tờ nhân thân này còn phải có cả giấy tờ của bố mẹ nữa như chứng minh thư của bố mẹ và giấy đăng ký kết hôn ✅ Giấy tờ học tập: là những loại giấy tờ liên quan đến vấn đề học tập của bản thân bạn như học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp, chứng chỉ bằng cấp ngoại ngữ, thư mời học của trường bên Canada, hóa đơn đóng học phí. ✅ Giấy tờ chứng minh tài chính: Việc chứng minh tài chính đối việc du học canada là điều bắt buộc để cho thấy rằng bạn đủ tiền để có thể trang trải cho học phí, sinh hoạt phí trong suốt thời gian bạn học tập và sinh sống tại Canada. Các giấy tờ chứng minh cho điều này có thể là sổ tiết kiệm ngân hàng, bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng, hợp đồng thuê nhà, thuê xe…. Nếu được bảo lãnh tài chính từ bố mẹ hay người khác thì cần phải có cam kết bảo lãnh tài chính từ họ. Tất cả các nguồn tiền để chứng minh tài chính đều phải có giấy tờ hợp lệ và hợp pháp ✅ Các form xin visa: để xin visa du học thì bạn cần phải điền đầy đủ thông tin và ký tên vào các form sau đây trước khi gửi hồ sơ vào Lãnh sự quán: - Study Permit – Questionaire - Form 1294 (Đơn xin giấy phép học tập cho sv ngoài Canada) Application for study permit made outside Canada - Family form 5645 (Form khai thông tin gia đình học sinh) - Representative form 5476 (Form ủy quyền làm đại diện cho học sinh – nếu có) - Consent form (form ủy quyền cho IOM tiếp nhận hồ sơ) - Document checklist (IMM 5483) Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin visa thì bạn có thể đến trung tâm tiếp nhận thị thực để nộp hồ sơ. Tại đây, bạn sẽ phải đóng phí nộp hồ sơ và một số loại phí khác. SANG CANADA HỌC TẬP Sau khi có được visa, bạn cần chuẩn bị cho mình thật tốt cho mình hành trang sang Canada học tập và sinh sống. Những thứ mà bạn cần chuẩn bị ngay sau khi có visa là: ✅ Vé máy bay: hãy chắc chắn rằng bạn chọn được lộ trình chuyến bay hợp lý nhất, an toàn nhất, rẻ nhất và nhanh nhất. Hãy chọn những lộ trình bay ít phải chờ đợi và an toàn tránh mệt mỏi. ✅ Giấy tờ tùy thân: Hộ chiếu, visa du học, chứng minh thư, giấy khai sinh, học bạ, bằng tốt nghiệp, thư mời nhập học, thư của đại sứ quán, thư mời học của trường… Những giấy tờ này cần thiết khi bạn nhập cảnh vào Canada. Bạn sẽ xin study permit nhờ vào các giấy tờ này tại sân bay Canada và thời hạn study permit do nhân viên di trú cấp tùy thuộc vào chiều dài khóa học của bạn. ✅ Đồ dùng cá nhân: bạn nên chuẩn bị cho mình những bộ quần áo dự phòng khi sang Canada như áo khoác, khăn, gang tay, giày… để tránh bị sock nhiệt. Bạn cũng có thể chuẩn bị cho mình những vật dụng điện tử khác như điện thoại, máy tính, máy quay, máy ảnh, máy nghe nhạc… Đặc biệt, nên chuẩn bị cho mình chút lương khô và mì gói để thích ứng trong những ngày đầu mới sang Canada khi chưa quen với ăn uống bên đó. ✅ Tiền: Bạn chỉ được mang tối đa 7.000 USD theo quy định mà không cần phải khai báo. Vì vậy, nên chuẩn bị cho mình thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM quốc tế khi sang Canada du học. Những chiếc thẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng thanh toán và có thể mang theo 1 lượng tiền mặt lớn giúp bạn chủ động trong mọi công việc. Trên đây là những thứ cần thiết để có thể giúp cho kế hoạch du học Canada của bạn thành công. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích để chuẩn bị tốt cho tương lai du học của mình. Chúc các bạn thành công! #duhoccanada #studyincanada #hocphiCanada #Smarta ---------------------------------- Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 3000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội Website: http://smarta.vn Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Có ba loại work permit mà du học sinh tại Canada quan tâm: 1. Giấy phép làm việc ngoài nhà trường: Off-campus Work Permit http://www.cic.gc.ca/.../temp/students/work-off-campus.asp Trước kia, du học sinh đủ kiều kiện phải xin giấy phép này. Kể từ tháng 6/2014, giấy phép này được gộp luôn vào giấy phép du học (study permit), trong đó ghi rõ điều khoản cho phép du học sinh được đi làm. Học sinh được phép đi làm tối đa 20 giờ/tuần khi đang đi học và toàn thời gian khi đang giữa kì nghỉ theo kế hoạch (thường có nghĩa là kì nghỉ hè) nếu học sinh đáp ứng được tất cả các điều kiện sau: - Giấy phép du học còn hạn và không có điều khoản hạn chế việc đi làm ngoài khuôn viên trường - Học sinh đang theo học toàn thời gian tại một trường trong danh sách designated learning institution của IRCC (xem danh sách tại đây: http://www.cic.gc.ca/.../study/study-institutions-list.asp) - Chương trình theo học là chương trình giáo dục chính quy sau trung học (điểm bày loại trừ việc học tiếng Anh, học trung học, học dự bị) - Chương trình theo học kéo dài trên 6 tháng và là chương trình cấp chứng chỉ certificate, diploma hoặc bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ - Học sinh đảm bảo duy trì các điều kiện của giấy phép du học Lưu ý : - Nếu bạn không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì việc bạn đi làm ngoài trường là làm bất hợp pháp và có thể phải chịu những hậu quả, bao gồm cả việc bị đuổi về nước. 2. Giấy phép làm việc phục vụ việc học: Co-op Work Permit http://www.cic.gc.ca/.../temp/work/opinion/education.asp Giấy phép này chỉ dành cho những bạn theo học các chương trình trong đó có học phần thực tập. Học phần này không được chiếm quá 50% chương trình học. Trong work permit này tên DLI mà học sinh theo học sẽ được ghi là Employer. Không phải cứ theo học một chương trình có co-op là bạn sẽ xin được co-op work permit. Ở đây cần phân biệt ba tình huống: (1) Việc thực tập là một phần bắt buộc của chương trình học: Học sinh nào cũng phải xin giấy phép này. Có thể xin cùng lúc với khi xin study permit hoặc xin sau này. Nếu xin cùng lúc với study permit thì work permit sẽ được cấp tại cửa khẩu cùng study permit. (2) Việc thực tập không phải là một phần bắt buộc của chương trình, chỉ những bạn nào đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới được tham gia. Học sinh nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình và xin được việc thì sẽ xin co-op work permit. (3) Việc thực tập không phải là một phần bắt buộc của chương trình, chỉ những bạn nào đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới được tham gia. Học sinh nào không đáp ứng được yêu cầu của chương trình, hoặc đáp ứng được nhưng không xin được việc thì sẽ không được xin co-op work permit. Lưu ý: - Đây là giấy phép cho phép bạn làm việc trong khuôn khổ chương trình học, không phải để bạn đi làm bên ngoài. Nếu được cấp giấy phép này tại cửa khẩu thì không có nghĩa là bạn được phép đi làm ngoài trường khi bạn chưa nhập học chính quy. 3. Giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp: Post Graduation Work Permit http://www.cic.gc.ca/.../tools/temp/students/post-grad.asp Học sinh tốt nghiệp các chương trình sau trung học sẽ có thể xin giấy phép này. Điều kiện để xin PGWP: Học sinh phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau: - Study permit vẫn còn hạn hoặc đã hết hạn trong vòng 180 trước khi nộp hồ sơ xin PGWP, hoặc trong trường hợp miễn trừ được phép du học tại Canada mà không cần study permit - Theo học liên tục một chương trình toàn thời gia tại một trường sau trung học tại Canada và đã hoàn tất một chương trình kéo dài ít nhất 8 tháng - Đã hoàn thiện và thi đỗ tất cả các môn của chương trình và đã nhận được thông báo từ trường học rằng học sinh đã đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng. - Xem kĩ hơn trong link trên về loại hình trường mà học sinh sau khi tốt nghiệp được phép xin PGWP18 - Nộp hồ sơ xin PGWP trong vòng 180 ngày sau khi nhận được thông báo từ trường rằng học sinh đã đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng. Thời hạn của PGWP: - Nếu học sinh học chương trình có thời gian từ 8 tháng đến dưới 2 năm: thời hạn của PGWP bằng thời gian học - Nếu học sinh học chương trình dài 2-3-4-5 năm thì thời hạn của PGWP là 3 năm. - Nếu học sinh học hai chương trình dài 1 năm, cách nhau trong vòng hai năm, thì thời hạn của PGWP là 3 năm. Một số lưu ý về PGWP: - Số năm lấy căn cứ để tính thời hạn PGWP là năm học, không phải calendar year - PGWP chỉ cấp một lần trong đời. Đã cấp rồi thì sẽ không được cấp lại, cho dù bạn đã sử dụng hay không, hoặc cho dù bạn được cấp PGWP thời hạn 1 năm mà sau đó học tiếp một chương trình 2-3 năm. Lưu ý: do dịch bệnh Covid-19 nên IRCC có một chính sách đặc biệt cho phép gia hạn PGWP 1 lần với thời hạn 18 tháng. Các bạn có thể xem thêm tại đây: https://www.canada.ca/.../coron.../students/pgwp-extend.html - Thời hạn PGWP sẽ cấp theo hộ chiếu. Nếu bạn đủ điều kiện để được cấp PGWP 3 năm mà hộ chiếu hết hạn sau 2 năm thì có thể xin điều chỉnh PGWP sau khi có hộ chiếu mới. Tuy nhiên việc điều chỉnh còn phụ thuộc vào từng trường hợp. 🍁🍁🍁🍁🍁 💖 Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. 💖 ☎ Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 🏢 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 Website: http://smarta.vn 📧 Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho một hành trình mới. Đã được một trường chấp nhận, hồ sơ xin study permit đã được phê duyệt, hành tranh vật chất tinh thần đã đầy đủ. Giờ là lúc phải lưu ý những thủ tục cần làm lúc nhập cảnh để tránh những rắc rối sau này. Đầu tiên, bạn cần phải hiểu và phân biệt được student visa (tài liệu số 1) và study permit (tài liệu số 2). Bạn có thể đọc lại bài này để hiểu rõ hơn: Phân biệt Visa và Study Permit (smarta.vn) Khi bạn xin visa, thực ra bạn không xin visa mà bạn xin study permit. Nhưng nếu IRCC duyệt hồ sơ của bạn họ sẽ cấp student visa vào hộ chiếu của bạn, kèm theo thư chấp nhận cho phép bạn theo học ở Canada (tài liệu số 3). Đây không phải là study permit. Thư này chỉ có giá trị tạm thời và bạn sẽ dùng nó tại sân bay lúc nhập cảnh. Khi nhập cảnh, cán bộ Canada Border Services Agency (CBSA) tại sân bay sẽ kiểm tra giấy tờ và phỏng vấn bạn, sau đó sẽ cấp study permit (tài liệu số 2) cho bạn. Bạn cần chuẩn bị sẵn những giấy tờ sau: - Hộ chiếu đã có visa du học (tài liệu số 1) - Thư của văn phòng di trú phê duyệt hồ sơ xin study permit của bạn (tài liệu số 3) - Thư nhận học LoA của trường - Giấy tờ chứng minh tài chính (ví dụ GIC, xác nhận ngân hàng) Khi nhận được study permit thì cần kiểm tra ngay tại chỗ, xem tên tuổi, ngày tháng năm sinh, thời hạn có đúng và hợp lý không. Nếu phát hiện có gì sai sót hoặc chưa thỏa đáng thì cần trao đổi với bán bộ CBSA ngay tại chỗ để điều chỉnh kịp thời. Khi rời khỏi sân bay nhất định bạn phải có được trong tay hai thứ là HỘ CHIẾU và STUDY PERMIT đã được kiểm tra cẩn thận. LoA và GIC nếu có thất lạc cũng hoàn toàn rất dễ giải quyết. Hộ chiếu và Study permit là những tài liệu quan trọng, được sử dụng vào rất nhiều việc khác nhau. Nên các bạn cần scan hoặc chụp ảnh lưu lại cẩn thận. Nếu không thực sự cần thiết thì khi đi đâu chỉ nên mang theo bản copy của những giấy tờ này. Trên đây là quy trình thông thường. Nếu bạn nhập cảnh Canada trong thời gian dịch bệnh, bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ, thủ tục khác, ví dụ như: - Xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 h trước khi bay - Kế hoạch cách ly chi tiết tại sân bay và sau đó - Tạo và cập nhật tài khoản của bạn trên ArriveCan Apps - Đảm bảo giấy khám sức khỏe của bạn còn hiệu lực (được thực hiện trong vòng 1 năm trở lại) - Mang theo LoA cập nhật hoặc Proof of enrollment và/hoặc thời gian biểu (timetable) của chương trình Thông tin thêm mời xem tại: http://www.cic.gc.ca/english/study/study-arriving.asp Danh mục các việc cần làm khi nhập cảnh Canada trong thời kì dịch bệnh: https://travel.gc.ca/.../travel.../flying-canada-checklist 🍁🍁🍁🍁🍁 💖 Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. 💖 ☎ Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 🏢 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 Website: http://smarta.vn 📧 Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Visa và Study Permit là hai khái niệm quan trọng nhất mà du học sinh Việt Nam tại Canada cần hiểu rõ vì chúng có liên quan trực tiếp đến tình trạng pháp lý của du học sinh tại Canada. Visa là thị thực, là một loại giấy phép nhập cảnh. Bất cứ ai mang hộ chiếu Việt Nam khi nhập cảnh vào Canada với bất cứ mục đích gì đều cần có visa, trừ phi đã có thẻ thường trú nhân. Có các loại visa khác nhau như visitor visa, business visa, work visa, immigrant visa, student visa v.v. Visa có thể chỉ có hiêu lực một lần (single entry) hoặc có thể có hiệu lực nhiều lần (multiple entries). Có thể có hạn 6 tháng hoặc bằng hạn của hộ chiếu (không quá 10 năm). Visa thường được cấp từ nước ngoài, trước khi nhập cảnh vào Canada. Visa chỉ áp dụng đối với người mang hộ chiếu một số nước, trong đó có Việt Nam. Student visa là loại visa được cấp cho du học sinh (Việt Nam). Visa này có thể chỉ có hiệu lực cho một lần nhập cảnh, cũng có thể có hiệu lực cho nhiều lần nhập cảnh. Thời hạn thường tối thiểu là 6 tháng và tối đa không quá thời hạn theo học tại Canada. Khi student visa bị hết hạn, nếu du học sinh không có ý đinh rời khỏi Canada và quay lại thì không cần phải xin visa mới hay gia hạn visa cũ. Nếu student visa hết hạn trong thời kỳ du học mà du học sinh cần phải ra khỏi Canada và quay trở lại thì cần phải xin TRV (temporary resident visa) mới. Lúc này du học sinh vẫn cần phải đang duy trì các điều kiện của study permit và study permit vẫn còn có hiệu lực. Điều này thường có nghĩa là study permit vẫn còn có hiệu lực và du học sinh vẫn đang đi học, hoặc sẽ sớm quay trở lại học tiếp sau thời gian nghỉ hè. Nếu study permit sắp hết hạn thì cần gia hạn study permit trước khi xin TRV mới. Study permit là giấy phép học tập tại Canada. Giấy phép này được cấp cho du học sinh quốc tế theo học các chương trình đào tạo từ 6 tháng trở lên, du học sinh bất kể quốc tịch là gì đều cần phải có. Sau khi du học sinh được một trường ở Canada nhận học thì sẽ tiến hành xin study permit. Nếu hồ sơ được duyệt thì học sinh sẽ nhận được thư/email thông báo đơn xin study permit đã được duyệt và student visa (nếu cần). Học sinh sẽ nhận được study permit tại cửa khẩu (Port of Entry) đầu tiên khi nhập cảnh vào Canada. Study permit thường có hạn bằng với thời gian học cộng thêm 90 ngày. Study permit sẽ tự động hết hạn thực tế 90 ngày sau khi chương trình học kết thúc, trừ khi học sinh đang trong kì nghỉ hè theo lịch (ngay cả khi nó vẫn còn hiệu lực trên giấy tờ). Có một số trường hợp người có quốc tịch nước ngoài có thể được theo học tại Canada trên 6 thángmà không cần phải có study permit, ví dụ trẻ em đi theo bố mẹ có work permit hoặc study permit, hay con cái của các viên chức ngoại giao, lãnh sự hoặc quân đội của nước ngoài tại Canada. Study permit là tài liệu chứng minh tình trạng hợp pháp của du học sinh tại Canada. Sẽ có rất nhiều trường hợp student visa đã hết hạn nhưng du học sinh vẫn ở Canada trong tình trạng hợp pháp vì study permit vẫn còn hiệu lực. Khi study permit gần hết hạn (trong vòng 90 ngày) mà chương trình học chưa kết thúc, hoặc học sinh học thêm chương trình mới, thì du học sinh cần phải làm đơn để gia hạn study permit; hoặc nếu đã hoàn thành khóa học hoặc đã tốt nghiệp thì sẽ xin Post graduate work permit. Đối với các du học sinh theo học cao đẳng và đại học, study permit thường kiêm luôn off-campus work permit cho phép du học sinh đi làm thêm ngoài nhà trường tối đa 20 giờ/tuần khi đi theo học một chương trình chính quy sau trung học và làm toàn phần trong kì nghỉ hè. Study permit sẽ ghi rõ điều khoản được hay không được phép đi làm. Nếu du học sinh thấy mình đủ điều kiện đi làm mà study permit lại có điều khoản hạn chế đi làm, thì học sinh cần nộp hồ sơ xin thay đổi điều kiện trên study permit. Sở dĩ hay có sự nhầm lẫn giữa study permit và visa là do du học sinh sau khi được một trường tại nhận học thì sẽ nộp hồ sơ xin study permit. Nếu hồ sơ xin study permit được duyệt thì học sinh sẽ không nhận được study permit, mà sẽ nhận được thư/email thông báo đơn xin study permit đã được duyệt và student visa dán vào hộ chiếu. Quá trình xin study permit này thường được gọi nôm na là “xin visa”.Việc này có thể làm cho nhiều học sinh nhầm lẫn, và sau này lại lo lắng một cách không cần thiết khi visa hết hạn. Link hướng dẫn xin TRV mới cho du học sinh: http://www.cic.gc.ca/english/visit/cpp-o-apply.asp Link hướng dẫn gia hạn study permit: http://www.cic.gc.ca/.../applications/extend-student.asp Link hướng dẫn xin thay đổi điều kiện trên study permit hoặc gia hạn study permit hoặc khôi phục tình trạng pháp lý là du học sinh: https://www.canada.ca/.../guide-5552-applying-change... Link hướng dẫn xin PGWP: http://www.cic.gc.ca/.../tools/temp/students/post-grad.asp 🍁🍁🍁🍁🍁 💖 Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. 💖 ☎ Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 🏢 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 Website: http://smarta.vn 📧 Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Chương trình Du học Canada CES (Không chứng minh tài chính) chính thức kết thúc vào ngày 30/6/2018. Vào thời điểm này, câu hỏi đặt ra là nên chọn Du học Canada theo diện SDS hay Chứng minh tài chính và cách làm hồ sơ cho du học sinh như thế nào để đạt visa 100%. Hồ sơ SDS cần chuẩn bị gì? SDS (Study Direct Stream) là hình thức đơn giản hóa thủ tục cấp visa du học cho sinh viên Việt Nam tới Canada học tập nhằm thay thế cho chương trình CES. Với số lượng trường được tăng lên, SDS được hy vọng sẽ thúc đẩy đồng thời cả số lượng lẫn chất lượng du học sinh Việt Nam đến Canada. Điều kiện nộp hồ sơ du học theo diện SDS gồm: - Điểm IELTS tối thiểu 6.0 (Không kĩ năng nào dưới 6.0) - Mua chứng chỉ đầu tư đảm bảo (GIC) của ngân hàng Scotiabank trị giá 10.000 CAD - Trả toàn bộ 1 năm học phí đầu tiên - Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi nộp hồ sơ ít nhất 1 tuần - Lựa chọn theo học 1 trường trong danh sách các trường tham gia chương trình SDS Xem thêm: Danh sách các trường tham gia SDS 2018 Hồ sơ Chứng minh tài chính (CMTC) có khó không? Nhiều bạn lo lắng rằng Hồ sơ CMTC phức tạp và khá khó khăn nhưng điều này là chưa chính xác, nếu biết làm đúng cách, hồ sơ theo diện CMTC hoàn toàn dễ làm và dễ đạt visa. Nếu không đạt đủ IELTS để du học Canada theo diện SDS, du học sinh sẽ chuyển sang lựa chọn nộp hồ sơ theo diện Chứng minh tài chính. Điều kiện nộp hồ sơ du học theo diện CMTC gồm 3 phần chính: - Chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh (có thể là lương tháng, thu nhập từ kinh doanh, lãi từ sổ tiết kiệm,…) - Sổ tiết kiệm (lưu ý về thời gian gửi sổ, giá trị cũng như kì hạn sổ) - Sở hữu nhà đất (có thể là sổ đỏ/sổ hồng cũng như hợp đồng sở hữu nhà đất) Dĩ nhiên bên cạnh đó nền tảng học tập của học sinh cũng như việc lựa chọn lộ trình học tập hợp lí cũng sẽ giúp khả năng đạt visa cao hơn. Chọn Hồ sơ SDS hay Chứng minh Tài chính? Về bản chất, SDS không khác nhiều CES khi cùng là chương trình đơn giản hóa quy trình visa, miễn chứng minh tài chính khi du học Canada. Dưới đây là bảng so sánh giữa SDS và Du học chứng minh tài chính SDS Chứng minh tài chính Yêu cầu học lực IELTS tối thiểu 6.0, không kĩ năng nào dưới 6.0 Không yêu cầu cụ thể bắt buộc Lựa chọn trường học Các trường thuộc danh sách SDS Không giới hạn Bằng chứng về tài chính Mua Chứng chỉ Đầu tư đảm bảo (GIC) Chuẩn bị các giấy tờ chứng minh tài chính thông thường Hình thức thanh toán học phí Thanh toán trước 1 năm học phí Không yêu cầu nhưng có thể là một phần của chứng minh tài chính Khám sức khỏe Bắt buộc trước khi nộp hồ sơ Không bắt buộc trước khi nộp hồ sơ Thời gian xử lí hồ sơ 45 ngày 60 ngày Thông qua bảng so sánh trên ta có thể phần nào hình dung ra lựa chọn phù hợp cho du học sinh Việt Nam sau khi CES chính thức kết thúc. Với những bạn gặp khó khăn trong việc chứng minh tài chính có thể nhanh chóng chuẩn bị Tiếng Anh – đạt mục tiêu IELTS 6.0 (Không kĩ năng nào dưới 6.0) và khám sức khỏe sớm để có thể nộp hồ sơ đi theo diện Chứng minh tài chính. Ngoài ra du học sinh có thể lựa chọn cách nhận tư vấn từ các chuyên gia – cựu du học sinh Canada bằng cách liên hệ qua các trung tâm tư vấn du học uy tín để lên lộ trình, chuẩn bị giấy tờ tài chính, định hướng theo phương án du học Canada Chứng minh tài chính. SmartA giúp được gì cho bạn? Với các tư vấn có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học nói chung và Canada nói riêng, SmartA sẽ giúp bạn: - Tư vấn kế hoạch học tập: Chọn ngành, chọn trường, địa điểm học, học bổng, thủ tục bảo hiểm, bảo trợ,… - Tư vấn hồ sơ tài chính từ A – Z - Hướng dẫn thủ tục visa từ trong nước: Hoàn thiện thư giải trình, form visa, dịch thuật hồ sơ, luyện phỏng vấn visa, khám sức khỏe,… - Hướng dẫn thủ tục visa từ phía nước ngoài: Thủ tục chuyển đổi, gia hạn visa, khóa học,… - Tư vấn về máy bay, nhà ở, đưa đón,… 🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁 💖 Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. 💖 ☎ Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 🏢 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 Website: http://smarta.vn 📧 Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Từ đầu 2020 đến nay có thể nói là một thời kì rất đặc thù ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới và việc xin gia hạn thêm visa vốn ít được chú ý nay đã trở nên vô cùng cần thiết với các bạn học sinh/sinh viên tại Canada sắp hết hạn Visa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn gia hạn visa nhanh chóng và thành công nhé! Bạn cần xin loại visa nào? Nếu bạn đang học tại Canada thì ngay trước khi visa hết hạn 30 ngày, bạn cần nộp đơn xin "visitor record". Đây thực chất không phải là visa, mà nó là một giấy gia hạn dành cho tất cả những ai muốn ở lại thêm Canada. Bạn sẽ được ở lại Canada dưới danh nghĩa một "visitor" nếu bạn có lí do chính đáng và có đủ tiền trang trải cho khoảng thời gian này. Thời gian được ở lại sẽ tùy theo trường hợp của từng cá nhân. Xin visa này như thế nào? Việc apply khá thuận tiện, bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc này online tại nhà với điều kiện bạn có thẻ thanh toán quốc tế và một chiếc chiếc camera/smartphone ổn ổn để chụp lại tài liệu. Bước 1: Điền đơn Bạn sẽ cần điền đơn xin visa nay là "Application to Change Conditions, Extend my Stay or Remain in Canada as a Visitor or Temporary Resident Permit Holder (IMM 5708)". Tải đơn tại Link. Bạn sẽ cần phiên bản Adobe Acrobat mới nhất để có thể đọc được file này, các bạn có thể tải tại đây. Tại đây bạn sẽ cần điền những thông tin cơ bản nhất của bản thân, tình trạng hôn nhân, ngôn ngữ, giấy tờ tùy thân, thông tin liên hệ. Sau mục thông tin cơ bản là đến lý do bạn muốn ở lại thêm tại Canada, thông tin chi tiết và cuối cùng là bằng cấp học tập và hồ sơ tư pháp của bạn. Sau khi điền xong bạn sẽ cần nhấn nút "Validate" để có một "bar code" cho mình. Nếu trên 18 tuổi, bạn có thể kí online với việc gõ tên của mình vào ô cho sẵn và nếu dưới 18 tuổi thì người giám hộ sẽ phải kí cho bạn. Nếu bạn ủy quyền cho bên thứ 3 đăng kí thì sẽ cần form "Use of a Representative [IMM 5476]". Tải form tại đây. Bước 2: Tạo tài khoản Để apply, trước hết hãy tạo một tài khoản tại đây. Nếu bạn đã là có tài khoản tại những ngân hàng sau thì có thể đăng nhập trực tiếp luôn: Affinity Credit Union Alberta Treasury Branches BMO Financial Group CIBC Canadian Imperial Bank of Commerce Desjardins Group National Bank of Canada RBC Royal Bank Scotiabank Tangerine TD Bank Group Khi đã đăng nhập được, trong phần "Start an application", chọn "Apply to come to Canada" và tiếp là "Visitor Visa, study and/or work permit" Khi được hỏi “What would you like to do in Canada?”, chọn “Visit.” và khi được hỏi “What is your current country/territory of residence?”, chọn “Canada.” Qua một vài câu hỏi nữa bạn sẽ đến phần tải lên các hồ sơ. Bước 3: Tải lên các hồ sơ Bạn sẽ chỉ cần tải lên những hồ sơ bắt buộc là: Đơn IMM 5708, Passport, Sao kê tài khoản ngân hàng (phải có đủ tiền cho thời gian bạn muốn xin) Ảnh hộ chiếu Bước 4: Thanh toán phí Lệ phí cho “visitor record” là $100 CAD. Bạn sẽ cần một thẻ thanh toán quốc tế để làm được việc này. Đó là tất cả thủ tục cần thiết để xin gia hạn visa tại Canada. Nếu cần thêm thông tin hãy lên hệ với SmartA để được hỗ trợ đầy đủ nhất nhé! 🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁 💖 Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. 💖 ☎ Hotline: 1. Du học châu Âu: 0969556827 2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384 3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518 🏢 Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 Website: http://smarta.vn 📧 Email: info@smarta.vn Facebook: Du học thông minh SmartA Zalo/Whatsapp: 0986345518
Canada từ lâu đã là địa điểm du học du học quen thuộc với học sinh, sinh viên Việt. Nước này cũng tăng cường ban hành nhiều chính sách du học ưu đãi, giúp hàng chục nghìn du học sinh có cơ hội sinh sống và thụ hưởng nền giáo dục đẳng cấp và văn minh của Xứ sở lá phong. Dù vậy, thủ tục du học Canada năm 2021 cũng có nhiều thay đổi lớn trong quá trình xin visa du học, cụ thể: - Chương trình SDS du học Canada miễn chứng minh tài chính thay thế CES đi vào hoạt động từ tháng 3/2018 Những thay đổi này đặt ra yêu cầu du học sinh cần chuẩn bị hồ sơ kĩ lưỡng hơn, nhất là về khả năng Anh ngữ để có thể du học Canada thành công. 1. Thủ tục làm hồ sơ đăng kí nhập học Bước đầu tiên khi làm thủ tục du học Canada là chọn trường mình muốn học. Bạn có thể tham khảo hệ thống trường học của Canada qua sự tư vấn của các trung tâm du học hoặc các website sau: - Trường THPT:https://www.cicic.ca/1240/An-overview-of-elementary-and-secondary-education/index.canada - Cao đẳng: http://www.studyincanada.com.ng/universities-and-colleges/colleges-in-canada.html - Đại học: http://www.studyincanada.com.ng/universities-and-colleges/universities-in-canada.html Hồ sơ du học Canada không thể thiếu thư mời nhập học từ nhà trường bạn muốn nhập học tại Canada. Dù mỗi trường và mỗi tỉnh bang lại có yêu cầu thủ tục đầu vào khác nhau nhưng nhìn chung du học sinh Canada cần chuẩn bị những giấy tờ sau: 1.1. Hệ THPT Hệ THPT Canada còn được gọi là K-12. Du học sinh du học Canada từ bậc THPT thường phải có đơn xin học, bảng điểm, bằng cấp cao nhất, ý định thư (letter of intent – LOL) giải thích về mục đích du học và trình bày kế hoạch học tập khi du học Canada. Du học Canada từ THPT chưa đòi hỏi chứng chỉ IELTS, giúp du học sinh giảm áp lực về yêu cầu ngôn ngữ. 1.2. Hệ Đại học Du học sinh muốn nhập học chương trình Đại học tại Canada cần: - Đơn xin học - Bảng điểm bậc THPT - Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc tình nguyện (nếu có) - Ý định thư (LOI) giải thích về mục đích du học và trình bày kế hoạch học tập khi du học Canada - Bằng tốt nghiệp THPT - Chứng chỉ tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp nếu bạn có ý định học tập tại Quebec) 1.3. Hệ sau Đại học - Đơn xin học - Bảng điểm Đại học - Bằng tốt nghiệp Đại học - Hai lá thư giới thiệu học thuật nhằm chứng minh du học sinh sẵn sàng cho các nghiên cứu sau đại học, người nào không có kinh nghiệm học vấn có thể trình thư chứng thực mức độ kinh nghiệm và kĩ năng viết của công ty - Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc tình nguyện (nếu có) - Ý định thư (LOI) giải thích về mục đích du học và trình bày kế hoạch học tập khi du học Canada - Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp 2. Thủ tục du học Canada diện chứng minh tài chính Du học Canada diện chứng minh tài chính hiện vẫn là lựa chọn xin visa được lựa chọn phổ biến vì mức độ ổn định và an toàn nếu bạn có trong tay đầy đủ giấy tờ và điều kiện chứng minh tài chính. Thủ tục du học Canada diện chứng minh tài chính yêu cầu ứng viên xin visa nhập cảnh Canada phải chuẩn bị những giấy tờ sau: 2.1. Các giấy tờ - Hộ chiếu còn hạn - Ảnh thẻ: 2 ảnh 4x6 mới chụp trong vòng 6 tháng - Giấy khai sinh - Giấy CMND của ứng viên và phụ huynh - Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn của phụ huynh - Sổ Hộ khẩu - Lý lịch tư pháp số 2 - Giấy khám sức khoẻ 2.2. Các Form xin visa du học - Mẫu 1294: gồm thông tin học sinh, thông tin trường, học phí,... phải điền online để lấy mã vạch và in ra trực tiếp. - Mẫu IMM5645E: thông tin về gia đình, anh chị em ruột,... - Study permit questionnaire: thông tin về tài chính bố mẹ, người thân ở Canada (nếu có) - Giấy ủy quyền cho công ty tư vấn du học làm hồ sơ - Du học sinh du học ở Quebec cần có giấy phép vào tỉnh Quebec (Certificat d’acceptation du Québec - CAQ). Có thể điền CAQ dưới dạng giấy hoặc online với lệ phí 108 CAD Nếu ứng viên dưới 18 tuổi, cần có giấy tờ chứng nhận bảo lãnh của người giám hộ như sau: - Custodian Declaration - Custodian for Minors Studying in Canada: dành cho người giám hộ ở Canada - Custodian Declaration - Parents/Guardians for Minors Studying in Canada: phụ huynh Việt Nam phải điền form 2.3. Khám sức khỏe Ứng viên bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi tới Canada. 2.4. Thư nhập học Đương đơn cần nộp thư này để chứng minh mình đã được nhận vào 1 trường trên lãnh thổ Canada. Trên thư cần nêu rõ: - Họ tên và địa chỉ của du học sinh - Ngày tháng năm sinh của du học sinh - Khóa học và trình độ của khóa học - Ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học 2.5. Hồ sơ học tập - Bảng điểm cấp 3, bằng tốt nghiệp cấp 3 - Bảng điểm đại học hoặc bằng tốt nghiệp đại học (nếu có) - Hóa đơn đóng học phí (nếu có) - Chứng chỉ IELTS (nếu cần thiết) - Kế hoạch học tập (study plan): phần này cần được đầu tư để người xét duyệt thấy bạn có lộ trình rõ ràng, nghiêm túc với việc học ở Canada 2.6. Giấy tờ chứng minh tài chính Phụ huynh cần sở hữu giấy tờ chứng minh tài chính như sau: - Giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng trong vòng 2 tháng gần nhất - Sổ tiết kiệm - Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giấy nộp thuế thu nhập cá nhân, sao kê tài khoản lương,.. để chứng minh có đi làm và có thu nhập từ lương - Giấy phép kinh doanh, biên lai thuế (trong 6 tháng) nếu phụ huynh làm kinh doanh - Chứng nhận sở hữu nhà, đất, xe hơi,… 2.7. Nếu ứng viên có tài trợ từ người bên Canada thì cần chứng minh: - Giấy tờ chứng minh mối quan hệ - Bản sao thẻ công dân hoặc thường trú dân Canada - Thư bảo lãnh có ghi rõ trách nhiệm tài chính - Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng - Bản chính của giấy khai thuế thu nhập (Notice of Assessment, vd: T451 / Income tax return information B Regular,) trong 2 năm vừa qua của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh. - Thư xác nhận việc làm của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh. Ngoài ra, nếu thời gian du học dưới 1 năm, cần chứng minh tài chính đủ trong thời gian học. Du học sinh nào học tại Canada trên 1 năm cần đưa bằng chứng hỗ trợ tài chính trong năm thứ nhất với số tiền ít nhất 10,000 CAD (ở Quebec là 11,000 CAD). 2.8. Chi phí làm visa du học Canada chứng minh tài chính Lệ phí làm visa du học Canada là $150 CAD (tương đương 116 USD). Du học sinh có thể đóng tiền qua hai cách là: - Nộp USD trực tiếp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada ở TPHCM và Hà Nội hoặc đóng CAD bằng hối phiếu ngân hàng. - Đóng tiền qua thẻ tín dụng (visa/master card) Trên lý thuyết, du học sinh du học Canada diện chứng minh tài chính không cần trải qua vòng phỏng vấn visa, tuy nhiên sẽ vẫn có trường hợp ứng viên bị gọi phỏng vấn nếu hồ sơ của bạn có những chi tiết làm Lãnh sự quán băng khoăn. 3. Thủ tục du học Canada diện CES không chứng minh tài chính Chương trình CES là chương trình du học Canada đã quá quen thuộc với du học sinh Việt. Trong thời gian triển khai, CES đã giúp hàng nghìn bạn trẻ có lấy visa du học Canada mà không cần chứng minh tài chính – khó khăn lớn nhất của nhiều gia đình khi muốn cho con em học tập tại nước ngoài. Tuy nhiên, chương trình CES sắp kết thúc vào 30/6/2018 tới, đòi hỏi du học sinh phải nhanh tay làm thủ tục du học Canada, nộp hồ sơ cho kịp hạn chót của CES. Để lấy visa du học Canada qua chương trình CES không chứng minh tài chính, du học sinh cần đáp ứng các điều kiện sau: - Đăng kí theo học tại 1 trong 55 Đại học và Cao đẳng thuộc Colleges and Institutes Canada có tham gia chương trình CES - Đóng trước 1 năm học phí - Mua giấy Chứng nhận đầu tư đảm bảo (GIC) từ ngân hàng Scotiabank trị giá 10,000 CAD; số tiền này sẽ được ngân hàng trả lại dần dần khi bạn sang Canada và hoàn trả 100% nếu du học sinh không may bị trượt visa - Đạt điểm IELTS tối thiểu 5.5 (không kĩ năng nào dưới 4.5) Sau khi chuẩn bị đủ các yếu tố trên, bạn sẽ tiến hành quy trình xin visa như ở phần 2 và bỏ qua bước chứng minh tài chính. 4. Thủ tục du học Canada diện SDS không chứng minh tài chính SDS (Study Direct Stream) là chương trình du học Canada miễn chứng minh tài chính được tung ngay ra để thay thế cho chương trình CES, có hiệu lực từ tháng 3/2018. Về bản chất, SDS giống hệt CES khi gỡ bỏ thủ tục chứng minh tài chính cho du học sinh Việt, thậm chí còn tạo điều kiện cho các bạn hơn khi cho phép du học sinh nhập học tất cả các cơ sở giáo dục sau phổ thông (post-secondary institution) có mã DLI của Canada chứ không còn giới hạn trong 55 trường như CES. Khó khăn lớn nhất khi du học qua chương trình SDS là điểm IELTS tăng. Thủ tục du học Canada diện SDS không chứng minh tài chính 2019 như sau: - Đăng kí theo học tại tất cả các cơ sở giáo dục sau phổ thông (post-secondary institution) có mã DLI của Canada - Mua Chứng chỉ Đầu tư Đảm bảo (GIC) của ngân hàng Scotiabank trị giá $10,000 CAD - Điểm IETLS tối thiểu 6.0 (không kỹ năng nào dưới 6.0) có hiệu lực trong vòng 2 năm - Nộp chứng thanh toán 1 năm học phí - Kiểm tra sức khoẻ trước khi nộp hồ sơ ít nhất 1 tuần Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, du học sinh tiến hành tổng hợp hồ sơ và nộp đơn xin visa du học Canada như mục 2 và bỏ qua các bước chứng minh tài chính. Thời gian xét duyệt hồ sơ là 45 ngày kể từ ngày nộp. 5. Yêu cầu học vấn khi du học Canada Canada là đất nước có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, tuy vậy nước này có chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với năng lực và nhu cầu của mọi sinh viên quốc tế. Về năng lực học tập, nếu du học sinh muốn nhập học các trường Trung học, Cao đẳng bậc trung ở Canada, các bạn cần có học lực trung bình khá trở lên (điểm trung bình học tập ở mức 6.0 – 7.0). Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là nhập học Đại học, thậm chí là các Đại học top đầu Canada thì học lực cần ở mức khá trở lên (điểm trung bình từ 7.5). Về năng lực ngoại ngữ. Mỗi chương trình học và mỗi trường ở Canada có yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau. - Du học Canada hệ THPT: Không yêu cầu điểm IELTS nhưng du học sinh sẽ phải làm bài kiểm tra phân loại trình độ, qua đó được đánh giá và xếp lớp phù hợp với năng lực ngoại ngữ - Du học Canada hệ Cao đẳng: điểm IELTS từ 5.5 - Du học Canada hệ Đại học và sau Đại học: điểm IELTS từ 6.0 đến 7.0 Dù vậy, du học sinh vẫn cần chuẩn bị kĩ năng ngoại ngữ thật tốt để không mất thời gian hoà nhập khi du học Canada, có thể sẵn sàng bước vào chương trình chính khoá, tránh tốn kém tiền bạc cho việc học tiếng Anh. Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến thủ tục du học Canada năm 2019. Du học sinh Canada có lợi thế lớn khi được lựa chọn có chứng minh tài chính hay không. Tuy vậy, bạn vẫn cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ thật kĩ, không bỏ sót các giấy tờ quan trọng để xin visa Canada thành công, hiện thực hoá giấc mơ du học Canada. Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao. ☎ Hotline: 0986345518/ 0969556827 🏢Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 🌏 Website:https://smarta.vn/ 📧 Email: info@smarta.vn