Thực hiện phỏng vấn Campus France

Phỏng vấn Campus France là bước chính trong quá trình chuẩn bị kế hoạch du học Pháp và bước này cho phép thí sinh chuyển hồ sơ tới các trường đã chọn trong "Giỏ dự tuyển" có kết nối với Etudes en France, hoặc/và chuyển tiếp hồ sơ tới phòng Lãnh sự để xét hồ sơ visa. PHỎNG VẤN CAMPUS FRANCE BAO GỒM NHỮNG GÌ ? Phỏng vấn Campus France kéo dài khoảng từ 20 đến 30 phút và được thực hiện trực tiếp với một chuyên viên Campus France. Phỏng vấn diễn ra bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Anh tùy theo chương trình mà bạn dự định theo học. Mục đích của phỏng vấn là : kiểm tra giấy tờ bản gốc để xác nhận hồ sơ điện tử, làm rõ kế hoạch du học của bạn (nếu cần), đánh giá trình độ giao tiếp của bạn bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Trong quá trình phỏng vấn, Campus France sẽ tiến hành kiểm tra xác minh giấy tờ hồ sơ của thí sinh. Sau khi phỏng vấn, hồ sơ dự tuyển sẽ được đóng lại để các trường Đại học Pháp xét duyệt. Sau khi đã đưa ra lựa chọn chính thức trên hồ sơ Campus France và in chứng nhận Etudes en France, thí sinh có thể bắt đầu làm hồ sơ xin cấp thị thực. Bạn chỉ có thể thực hiện phỏng vấn sau khi :  Đã hoàn tất hồ sơ Etudes en France, trình hồ sơ và nhận được yêu cầu thanh toán (xem cách khai ở phần trước) Đã có kết quả TCF (đối với mọi kế hoạch du học bằng tiếng Pháp, trừ trường hợp miễn) Nộp lệ phí Quy trình Etudes en France (3.400.000 đồng).   THÍ SINH SẼ PHỎNG VẤN TẠI : (theo hẹn đã đặt trước) Hà Nội : Viện Pháp tại Hà Nội-Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace    Campus France, Văn phòng số 13-14, tầng 2 24 Tràng Tiền, Hà Nội   TP. Hồ Chí Minh : IDECAF    Văn phòng Campus France 31 Thái Văn Lung - Q.1 TP.HCM   LÀM THẾ NÀO ĐỂ NỘP LỆ PHÍ HỒ SƠ ÉTUDES EN FRANCE LƯU Ý: xin đừng chủ động nộp lệ phí trước khi nhận được mail yêu cầu nộp lệ phí. Trong trường hợp bạn nộp nhầm, bạn sẽ không được hoàn lại tiền. Bạn chọn phỏng vấn tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì hãy nộp phí cho Institut français tại nơi đó.  Các cách nộp phí hồ sơ Etudes en France  :  1. Nộp lệ phí bằng tiền mặt tại: Viện Pháp tại Hà Nội : L’Espace, tầng 3, 24 Tràng Tiền từ thứ hai đến thứ sáu, từ 8h00 đến 16h00 2. Nộp tiền lệ phí bằng cách nộp tiền vào tài khoản của INSTITUT FRANCAIS (tại một ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống). Tài khoản của Viện Pháp là tài khoản ngoại giao nên có thể một số ngân hàng không thực hiện chuyển khoản online, bạn vui lòng ra nộp tiền trực tiếp tại ngân hàng nhé. tại Hà Nội : Tên chủ tài khoản: INSTITUT FRANCAIS DU VIETNAM Số tài khoản: 030 100 0339148 Loại tiền: VND Ngân hàng: Vietcombank, CN Hoàn Kiếm, Hà Nội tại TP.HCM : Tên chủ tài khoản: INSTITUT FRANCAIS - HO CHI MINH Số tài khoản: 007 100 273 6310 Loại tiền: VND Ngân hàng: Vietcombank, chi nhánh Quận 1 LƯU Ý: khi chuyển tiền, phải ghi rõ trong phần lí do chuyển khoản : HỌ + Tên Số hồ sơ Etudes En France (VNxx-xxxxx) Ví dụ: NGUYEN Thi Thu Ha VN15-00006  Trong trường hợp các thông tin cung cấp không đúng, Campus France Vietnam không chịu trách nhiệm về lỗi đăng kí và không có trách nhiệm hoàn trả lệ phí nào theo yêu cầu của thí sinh.   LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẶT HẸN PHỎNG VẤN CAMPUS FRANCE? Sau khi thanh toán lệ phí, bạn có thể đặt được lịch phỏng vấn trực tiếp trên hồ sơ Etudes en France. Lưu ý : bạn có thể đặt lịch phỏng vấn sớm nhất 48 giờ sau khi thanh toán lệ phí.    CÁC TÀI LIỆU CẦN TRÌNH KHI PHỎNG VẤN: Để phỏng vấn, bạn cần mang theo tất cả những giấy tờ mà bạn đã khai trong hồ sơ điện tử gồm bản gốc và bản dịch công chứng sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh* : Học bạ THPT (điểm lớp 10, 11 và 12)** Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT), Kết quả thi tốt nghiệp THPT (bắt buộc đối với mọi thí sinh TN từ 2015 tới nay), Giấy báo đỗ vào một trường đại học ở Việt Nam hoặc chứng nhận nhập học có ghi số điểm đạt được trong kì thi đại học đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2015,  Bảng điểm của đại học và cao học (đối với thí sinh đang học hoặc đã tốt nghiệp), Bằng đại học và cao học (đối với thí sinh đã tốt nghiệp), Chứng nhận trình độ tiếng Pháp : TCF hoặc đối với các trường hợp miễn trừ TCF, bằng chứng minh trình độ tương đương (bằng tú tài Pháp ngữ Việt Nam, DELF B2, DALF C1 hoặc C2, bằng cấp của Pháp) Mọi giấy chứng nhận khác (ví dụ : chứng nhận thực tập, công tác, trình độ tiếng Anh ...) Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (ưu tiên hộ chiếu, tài liệu đã đính trên hồ sơ) Các giấy tờ bằng tiếng Pháp không cần có bản dịch đi kèm.  Một hồ sơ không đầy đủ sẽ dẫn đến việc lùi hoặc hủy phỏng vấn. * Đối với tài liệu bằng tiếng Việt, bạn có thể dịch tại bộ phận dịch thuật của Viện Pháp tại Hà Nội. Các tài liệu bằng tiếng Anh hay Pháp : không cần dịch và chỉ cần trình bản gốc Hồ sơ nào không có đầy đủ giấy tờ yêu cầu có thể bị báo cáo hoặc thí sinh sẽ bị huỷ phỏng vấn.   (Nguồn: Campus France Vietnam)

10 tháng 08 2021

Kinh nghiệm xin visa SCHENGEN – visa du lịch Pháp

  Ngoài du học Pháp thì du lịch Pháp cũng là một điểm đến thú vị và cực kỳ thu hút đối với mọi người. Vậy hãy cùng SmartA tìm hiểu về chặng đường xin visa du lịch Pháp như thế nào nhé. Hồ sơ cần chuẩn bị Tùy theo hồ sơ của từng cá nhân, các hồ sơ sẽ khác nhau. Tựu trung lại sẽ có các loại giấy tờ cơ bản Giấy tờ tùy thân : - Ảnh thẻ 3.5×4.5cm, nền trắng, mặt chiếm 80% ảnh, vén tóc lộ trán, tai và không mang kính - Passport còn hạn ít nhất 6 tháng, bản chính và bản photocopy trên khổ A4 tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có). - Sổ Hộ Khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu có) bản photocopy trên khổ A4, dịch công chứng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh  Giấy tờ tài chính - Sổ tiết kiệm tối thiểu tùy theo số ngày lưu trú và kế hoạch du lịch, các bạn cần chuẩn bị từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng trong sổ tiết kiệm, bạn không cần nộp sổ gốc, bạn chỉ cần nộp xác nhận số dư và phô tô sổ có dấu của ngân hàng. - Giấy tờ đứng tên nhà đất (nếu có) - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bất kì tài sản có giá trị như xe hơi,... - Hợp đồng lao động và giấy tờ chứng minh thu nhập: Sao kê ngân hàng tài khoản nhận lương (3-6 tháng gần nhất), bảng lương công ty. - Đối với chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, giấy tờ đóng thuế nhà nước 3 tháng gần nhất 1.3. Giấy tờ nghỉ phép - Giấy xin nghỉ phép với lý do đi du lịch, ghi rõ thời gian nghỉ trong giấy và có chữ ký đóng dấu của công ty. - Nếu là chủ doanh nghiệp : Quyết định ủy quyền trong thời gian đi du lịch cho một người trong công ty đảm đương công việc 1.4. Lịch trình : - Lịch trình tham quan + chi phí dự kiến - Vé máy bay khứ hồi (Nên mua của VN Airlines) - Booking hostel (khớp ngày vé máy bay) - Bảo hiểm du lịch 30.000 euro - Giấy cam kết quay về Việt Nam - Thư bày tỏ (letter of expression) 2. Những sai lầm khi xin visa du lịch Pháp Suy nghĩ sai lầm: Càng nhiều tài sản, càng chứng minh nhiều tiền trong sổ tiết kiệm sẽ càng dễ nhận được visa Và thế là các bạn đi vay mượn, để thật nhiều tiền trong sổ tiết kiệm, hay mua nhà đất, mua xe để cho vào hồ sơ Thực tế là: Nhiều tài chính không bằng tài chính hợp lý với công việc, thu nhập hiện tại Nếu bạn có giao dịch hàng tháng qua thẻ ngân hàng, đó sẽ là một điểm tốt trong hồ sơ của bạn, vì châu Âu mọi giao dịch của họ đều hầu hết qua thẻ. Suy nghĩ sai lầm: Công việc của bạn không sang, không ổn định, bạn đi làm giấy tờ giả, giấu củ khoai Nếu Đại sứ quán phát hiện ra thì hồ sơ bạn vào back list rồi nhé. Thực tế là: Công việc nào cũng được đại sứ quán chấp nhận, kể cả là kinh doanh tự do. Quan trọng là bạn chứng minh được thu nhập ổn định, và bạn kiếm đủ tiền để chi trả cho chuyến du lịch của minh Tính logic của hồ sơ rất quan trọng nhé. Nhiều bạn khi nộp hồ sơ chỉ cốt cho nhiều hồ sơ vào mà không kiểm tra tính logic của hồ sơ, dẫn đến việc hồ sơ tào lao, không nhất quán Chúng tôi khuyên bạn cần nên chọn lọc những giấy tờ cho hợp lý, có điểm mạnh 👉 Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là xong, không kiểm tra tính logic giữa các giấy tờ 👉 Cứ nộp nhiều giấy tờ càng tốt => Thức tế không phải vậy, để hồ sơ đẹp thì bạn cần nên chọn lọc những giấy tờ cho hợp lý, có điểm mạnh, không nên nộp hồ sơ không cần thiết vào nhé, như vậy hồ sơ không còn đẹp nữa. Kinh nghiệm hồ sơ Kinh nghiệm chung 👉 Trước hết phải đảm bảo đầy đủ yếu tố về tài chính và công việc . Hai yếu tố này phải logic và hợp lý với nhau. Chứng minh đc nguồn tài chính của mình từ đâu ra và tài chính này phải đảm bảo được bạn có khả năng di lịch và quay về hay không ?. Ví dụ : Không thể nào lương tháng 5tr/tháng và giao dịch tài chính dưới 10tr/ tháng trong tài khoản ngân hàng mà đi du lịch Châu Âu thì không hợp lý đâu 👉 Biết đánh giá được hồ sơ của mình đang có điểm mạnh , điểm yếu chỗ nào, bổ sung cho thật hợp lý 👉 Lịch sử du lịch đã từng đi những nước nào : Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. 👉 Chuẩn bị hồ sơ thật rõ ràng và logic. 👉 Chuẩn bị tất cả giấy tờ dịch thuật công chứng, thư bày tỏ thư giải trình bằng tiếng Pháp 👉 Về sổ tiết kiệm : Có thể để mộ số 250-300 triệu hoặc để nhiều sổ nhỏ. 👉 Lịch trình, booking nơi ở rõ ràng, tour du lịch đặt trước… Kinh nghiệm xin visa multi 👉 Nhập cảnh và xuất cảnh đúng cho những lần đầu tiên, có nghĩa là bạn xin visa vào Pháp. Bạn phải nhập cảnh Pháp và xuất cảnh Pháp, như vậy lần sau khả năng xin được multi sẽ cao hơn 👉 Viết thư trình bày mục đích chuyến đi là du lịch. Thể hiện cho Đại sứ quán thấy được mình là 1 người đam mê du lịch, đi du lịch nhiều, muốn khám phá Châu Âu. Trình bày hoặc giải thích rõ ràng về công việc và tài chính. Bạn cần nói rõ kế hoạch du lịch sắp tới trong tương lai đến Pháp, lý do cụ thể rõ ràng việc bạn muốn đi nhiều lần 👉 Trong phần điền form, phải chon xin multi nhé  

13 tháng 06 2021

Thông tin cơ bản về visa sinh viên tại Pháp

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn xin visa sinh viên thành công. Nộp đơn càng sớm, bạn sẽ sớm đến với giấc mơ của mình vì quy trình này có thể mất đến vài tháng. Tôi không phải là sinh viên EU Phụ thuộc vào thời gian mà bạn dự tính học ở đây mà sẽ quyết định việc bạn sẽ phải nộp hồ sơ xin thị thực nào. Và dù làm gì, hãy liên hệ đại sứ quán tại nước mình để biết chính xác quy trình. Visa Schengen Nếu bạn tham gia khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng, như các khóa tiếng Pháp, hoặc một kỳ học ngắn hạn thì bạn nên nộp đơn xin visa Schengen (Court séjour pour etude). Tuy visa này miễn phí nhưng bạn sẽ không thể xin gia hạn. Visa dài hạn tạm thời  - Visa de long séjour temporaire pour études  Visa này sẽ cho phép bạn ở lại đây và học tập trong sáu tháng. Visa dài hạn Visa de long séjour pour études Nếu bạn định học một khóa dài hạn ở Pháp như đế lấy bằng chẳng hạn, và kéo dài trên 6 tháng thì bạn sẽ cần visa này. Loại visa này sẽ cho phép bạn ở lại học tập lên đến 3 hoặc 4 năm tùy vào khóa học của bạn. Visa thi đầu vào Visa de court séjour étudiant concours Nếu trường đại học mà bạn ứng tuyển yêu cầu bạn đến dự thi để được đánh giá thì bạn sẽ cần xin loại visa này. Nếu bạn làm tốt ở kỳ thi đầu vào, bạn có thể sẽ được nộp hồ sơ xin phéo được lưu trú một năm Những tài liệu mà bạn cần: - Thư chấp nhận hoặc mời học của một trường tại Pháp - Chứng minh tài chính, bao gồm chi phí sinh hoạt và cần phải được chứng minh bằng các giấy tờ như chứng thư của ngân hàng, thư bảo lãnh hoặc các tài liệu chứng minh tài chính cho bạn, kể cả trợ cấp hay học bổng - Vé khứ hồi. Nếu bạn không có vé khứ hồi bạn có thể cần phải viết tay kế hoạch chi tiết về việc bạn sẽ đến và làm gì tại đây. - Bảo hiểm Y tế (tối thiểu là €30,000) - Chứng minh nơi ở. Bạn sẽ cần xác nhận chính thức từ chủ nhà ở Pháp hoặc chứng nhận chi tiết về chỗ ở của bạn trong thời gian cư trú. Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 1000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao.    ☎ Hotline: 0986345518/ 0969556827 🏢Địa chỉ văn phòng: Tầng 11, toà nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.   🌏 Website:https://smarta.vn/ 📧 Email: info@smarta.vn  

28 tháng 05 2021
popup

Số lượng:

Tổng tiền: