Du học Thụy Sĩ có được làm thêm không là câu hỏi được nhiều sinh viên quốc tế quan tâm nhằm giải quyết bài toán chi phí khi sinh sống ở quốc gia hiện đại nhưng đắt đó này. Câu trả lời là “Có”, tuy nhiên hoạt động làm thêm của du học sinh tại Thụy Sĩ được quản lý chặt chẽ với những quy định rõ ràng.
Thụy Sĩ là quốc gia phát triển với mức sống cao hàng đầu thế giới. Tính đến cuối năm 2024, GDP bình quân đầu người ở Thụy Sĩ là 100.304 USD (khoảng 2,6 triệu VNĐ). Nhưng mức sống cao khiến chi phí sinh hoạt tại nước này không kém phần đắt đỏ, trung bình một người có thể phải bỏ ra 3.000 – 5.000 CHF/tháng (92 – 154 triệu VNĐ) để chi trả nhu cầu cá nhân. Nhiều sinh viên quốc tế muốn làm thêm để giảm bớt gánh nặng tài chính, nhưng vẫn còn băn khoăn rằng du học Thụy Sĩ có được làm thêm không?
Giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Sĩ cho phép sinh viên làm thêm trong thời gian học. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào nhận bất kỳ công việc nào, du học sinh cần lưu ý những quy định nghiêm ngặt về chính sách làm thêm, qua đó tránh những rắc rối không đáng có.

Tóm tắt nội dung
Du học Thụy Sĩ có được làm thêm không | Quy định chung về làm thêm
Đối với bậc Cử nhân và Thạc sĩ, chính phủ Thụy Sĩ cho phép du học sinh ngoài khối EU/EFTA (như Việt Nam) làm thêm tối đa 15 tiếng/tuần trong kỳ học, không giới hạn thời gian vào kỳ nghỉ sau khi đã cư trú tại đất nước này 6 tháng.
Tuy nhiên, tại một số bang, người học chương trình Thạc sĩ (có bằng tốt nghiệp đại học cùng lĩnh vực từ một trường đại học ở nước ngoài) không cần phải đợi đủ 6 tháng mới được phép kiếm việc làm. Trong trường hợp này, sinh viên cần liên hệ với cơ quan lao động tại bang mình học để biết thêm chi tiết.
Mọi trường hợp làm thêm đều phải báo cáo với cơ quan di trú có thẩm quyền, chủ lao động có trách nhiệm nộp đơn xin cấp phép làm việc để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc tuyển dụng. Sau đó, cơ quan di trú mới có thể cấp giấy phép lao động. Mặt khác, nhà trường phải đảm bảo việc học của sinh viên không bị gián đoạn, mức lương và điều kiện làm việc phù hợp tiêu chuẩn của quốc gia và ngành.

Với du học sinh bậc Tiến sĩ (PhD), quy định của Thụy Sĩ như sau:
- Được làm việc tối đa 15 tiếng/tuần nếu nhà tuyển dụng nộp đơn xin giấy phép làm việc, không có mối liên hệ giữa công việc và chương trình Tiến sĩ họ đang theo học, mức lương và điều kiện làm việc phù hợp tiêu chuẩn của quốc gia và ngành, nhà trường cam kết việc học không bị ảnh hưởng.
- Được làm việc hơn 15 tiếng/tuần nếu nhà tuyển dụng nộp đơn xin giấy phép làm việc, có bằng chứng rằng công việc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung nghiên cứu Tiến sĩ, mức lương và điều kiện làm việc phù hợp, nhà trường cam kết việc học không bị ảnh hưởng.
Những công việc làm thêm phổ biến và mức lương dành cho du học sinh tại Thụy Sĩ
Sinh viên quốc tế có thể làm việc bán thời gian bên trong trường học hoặc tìm việc bên ngoài bằng cách tham khảo các website tuyển dụng hoặc dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân.
Công việc trong nhà trường
Đây là hình thức tìm việc dễ nhất đối với du học sinh tại Thụy Sĩ vì giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể quản lý thời gian biểu một cách hợp lý vì không mất nhiều thời gian di chuyển, giờ giấc cố định theo lịch hoạt động của nhà trường. Những công việc này thường được đăng trên bảng tin của trường hoặc do các thầy cô giới thiệu.
Một số công việc phổ biến trong trường đại học Thụy Sĩ bao gồm:
- Trợ lý trong thư viện
- Nhân viên canteen
- Nhân viên phòng hành chính
- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật
- Trợ giảng
- Trợ lý phòng thí nghiệm
Tuy nhiên số lượng công việc trong trường học không nhiều, cơ hội được nhận vào thấp vì bạn phải cạnh tranh với nhiều sinh viên khác.

Công việc ngoài trường học
Công việc bên ngoài trường học có phần đa dạng hơn, nhưng sinh viên nên khoanh vùng những công việc gần trường học để tiết kiệm thời gian di chuyển và tuân thủ thời gian làm việc mà chính quyền quy định.
Sinh viên quốc tế có thể cân nhắc các hình thức làm việc như sau:
- Làm gia sư: tận dụng kiến thức đã học để dạy kèm những môn như Toán, Khoa học hoặc tiếng Anh
- Làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn: những công việc như bồi bàn, barista, phụ bếp,… thường được nhiều du học sinh lựa chọn vì ngành du lịch – khách sạn tại Thụy Sĩ vô cùng phát triển, có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là công việc thời vụ vào mùa cao điểm du lịch
- Làm thu ngân, nhân viên cửa hàng bán lẻ, siêu thị để tích lũy kinh nghiệm chăm sóc khách hàng
- Làm các công việc tự do (freelance) như viết lách, dịch thuật, thiết kế,…
Thu nhập từ việc làm thêm của du học sinh tại Thụy Sĩ phụ thuộc vào loại hình công việc, nơi họ sống và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, mức lương trung bình 1 giờ dao động từ 20 – 30 CHF (625 – 937 nghìn VNĐ). Nếu làm đủ 15 tiếng, sinh viên quốc tế có thể kiếm được 300 – 450 CHF mỗi tuần (tương đương 9,3 – 14 triệu VNĐ).
Dưới đây là những công việc bán thời gian được trả lương cao nhất Thụy Sĩ, theo thống kê của Instarem.
Tên công việc bán thời gian | Mức lương trung bình (CHF/giờ) |
Dịch thuật tự do | 55 – 65 |
Trợ lý quản lý MXH | 50 – 80 |
Hướng dẫn viên du lịch | 50 – 80 |
Chuyên gia hỗ trợ IT | 40 – 45 |
Thực tập sinh ngân hàng | 35 – 40 |
Nhân viên bán lẻ | 35 – 40 |
Trợ lý nghiên cứu | 25 – 35 |
Phục vụ nhà hàng | 25 – 35 |
Lễ tân khách sạn | 25 – 30 |
Lưu ý khi đi làm thêm tại Thụy Sĩ
Một số trường đại học ở Thụy Sĩ không khuyến khích sinh viên làm thêm vì lo ngại ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Dù vậy, nhiều chương trình học có đi kèm thực tập hưởng lương, đặc biệt trong ngành Quản trị khách sạn.
Ví dụ, chương trình Cử nhân Quản trị khách sạn quốc tế tại Swiss Hotel Management School có 2 kỳ thực tập trong vòng 3 năm học. Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh khách sạn tại César Ritz Colleges Switzerland kéo dài 4 năm với 2 kỳ thực tập. Sinh viên thực tập được trả lương khi làm việc.

Kỳ thực tập hưởng lương trong chương trình học sẽ được chấp nhận nếu:
- Người tuyển dụng nộp đơn xin cấp phép làm việc cho sinh viên
- Trường đại học xác nhận thực tập là một phần bắt buộc của chương trình học
- Thời gian thực tập không chiếm hơn một nửa thời gian học
- Lương và điều kiện làm việc phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và ngành
- Sinh viên có hợp đồng thuê nhà đầy đủ
Ngoài ra, sinh viên cần cân đối giữa việc học và làm vì chương trình học ở Thụy Sĩ khá nặng. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn công việc có liên quan tới chuyên ngành của mình để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, góp phần làm đẹp CV.
Bên cạnh tiếng Anh, du học sinh nên học thêm một trong các ngôn ngữ chính thức tại Thụy Sĩ (tiếng Pháp, tiếng Đức hoặc tiếng Ý) để phục vụ công việc cũng như tăng cơ hội cạnh tranh với các ứng viên khác. Điều này còn có lợi đường dài, nhất là khi du học sinh có ý định ở lại Thụy Sĩ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đáng lưu ý, chính sách làm thêm dành cho du học sinh của Thụy Sĩ rất nghiêm ngặt, sinh viên quốc tế cần tôn trọng các quy định về thời gian, giấy phép để tránh ảnh hưởng tới visa du học của mình. Để biết thêm về các ngành học dễ tìm việc, quy định của từng trường và từng bang của Thụy Sĩ, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ với tư vấn viên của SmartA để được hỗ trợ tốt nhất.
> Liên hệ du học SmartA để được hỗ trợ MIỄN PHÍ tư vấn và làm hồ sơ du học Thụy Sĩ
Hotline:
- Du học châu Âu: 0969556827
- Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Bắc & Miền Trung: 098 634 5518
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Nam: 098 938 7836
Địa chỉ:
- SmartA Hà Nội: Tầng 4, Toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- SmartA TP. Hồ Chí Minh: Toà nhà Lim Tower 3, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- SmartA châu Âu: Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland.
- SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6 Canada
Thông tin khác:
- Website: https://smarta.vn
- Email: marketing@smarta.vn / partners@smarta.vn
- Fanpage:Du học thông minh SmartA