Hà Lan luôn là một điểm đến vô cùng thú vị ở Châu Âu bởi sự thân thiện và yên bình của cuộc sống nơi đây. Các bạn sinh viên có thể trải nghiệm văn hoá, học tập và làm việc tại đất nước thú vị này. Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên có thể mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình bằng cách tìm kiếm việc làm thêm. Đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị đó.
Cùng SmartA khám phá Kinh nghiệm làm thêm ở Hà Lan qua phần chia sẻ thực tế của DHS Ngô Hà Linh (Sinh viên năm 3 ngành Quản trị Kinh Doanh Quốc tế tại Erasmus University Rotterdam) nhé!
Tóm tắt nội dung
Thông tin chung về việc làm thêm ở Hà Lan
1. Yêu cầu để làm thêm ở Hà Lan
- Thị thực du học hợp lệ
- Thời gian làm việc: Các vị trí làm thêm của sinh viên đều giới hạn thời gian trong 20 tiếng/ tuần. Nếu làm quá thời gian này, bạn sẽ bị phạt
- Bảo hiểm: Tất cả sinh viên đi làm ở Hà Lan đều phải mua bảo hiểm công (Public health insurance) với chi phí khoảng 120-150eur/ tháng. Tuy nhiên, các bạn có thể xin trợ cấp (apply allowance) để nhận được khoảng 125eur/ tháng.
- Thuế: Sinh viên làm 1 công việc làm thêm thì sẽ không phải trả thuế. Bạn và nơi bạn làm việc sẽ phải nộp đơn xin miễn thuế.
- Giấy phép làm việc (working permit): Tất cả các sinh viên đều bắt buộc phải có giấy phép làm việc. Giấy phép này sẽ do chủ thể kinh doanh xin cho bạn. Nếu như nơi nào không cung cấp giấy phép làm việc thì mình khuyên bạn không nên làm vì như thế là vi phạm pháp luật.
- Lương: Thông tin về mức lương tối thiểu có thể được tham khảo tại trang web này: Minimum wage
2. Các công việc làm thêm ở Hà Lan tại các trường Đại học
Các trường Đại học ở Hà Lan có khá nhiều các vị trí mở để offer cho các bạn sinh viên.
2.1. Trợ giảng
- Trước hết có thể kể tới việc làm trợ giảng – teaching assistant (TA) cho giáo sư của các bộ môn. Tuỳ theo môn học và ngành học của bạn mà trách nhiệm của bạn sẽ khác nhau. Ví dụ: các TA thường sẽ có nhiệm vụ chấm bài của học sinh, chuẩn bị slides bài giảng, đứng lớp các buổi học phụ đạo (workshop),…
Tips tìm việc:
- Ở mỗi cuối khoá học tuỳ môn sẽ có mở đơn đăng ký làm trợ giảng cho năm học sau. Bạn có thể để ý thời hạn nộp đơn. Thường đơn đăng ký sẽ yêu cầu CV, thành tích học tập của môn, đơn xin việc bao gồm lý do, và một video ngắn thể hiện khả năng giảng dạy của bạn.
- Nếu như các giáo sư không đăng tải đơn đăng ký, bạn có thể tự liên lạc với các giáo sư để hỏi về vị trí làm trợ giảng cho năm tới. Mọi người đều rất nhiệt tình trả lời nên không có gì cần lo lắng.
2.2. Làm việc tại các cơ sở trong trường
Bên cạnh việc làm trợ giảng, có một số các vị trí khác mà các bạn có thể ứng tuyển bao gồm:
- Đại diện học sinh (Student Ambassador) với trách nhiệm quảng bá cho trường, giới thiệu tới các sinh viên tiềm năng, giúp đỡ tổ chức các hoạt động cho tân sinh viên.
- Nhân viên tại các gian hàng trong trường (ví dụ: RSM shop), hoặc các nhà ăn.
- Làm việc trong thư viện trường.
Tips tìm việc:
- Thông tin về các vị trí này đều có trên website chính thức của trường. Để chủ động hơn, các bạn có thể gửi câu hỏi của mình tới email đại diện của từng vị trí để hỏi xem có vị trí nào sắp trống hay không. Việc này cũng sẽ giúp bạn có thêm thông tin đó nên hãy chủ động nha
2.3. Trợ lý giáo sư hoặc tiến sĩ của trường (Professor assistant/ PHD candidate assistant)
- Các giáo sư và tiến sĩ của trường rất cần trợ lý trong quá trình làm việc. Các trợ lý sẽ có trách nhiệm chuẩn bị bài, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, cũng như trả lời email, lên lịch làm việc,…
Tips tìm việc:
- Thông tin về các vị trí này nhiều nhất là trên LinkedIn hoặc các hội nhóm việc làm.
Lợi ích:
- Việc làm các công việc trong trường sẽ giúp các bạn trau dồi kiến thức của mình, có thêm các kỹ năng mới
- Thời gian làm việc flexible dựa trên lịch học, có lịch nghỉ dài (theo nhà trường)
- Có được liên kết tốt với các giáo sư, các nhân viên trong trường.
Mặt chưa tốt lắm:
- Thời gian làm việc sẽ bị giới hạn vì mỗi công việc sẽ chỉ yêu cầu một mức thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu làm việc quá nhiều, có thể cân nhắc công việc này.
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc tại Hà Lan – Chia sẻ từ du học sinh – SmartA
3. Làm thêm ở Hà Lan – Student jobs
- Các công ty ngoài cũng cung cấp một số công việc toàn thời gian/ hoặc bán thời gian cho các sinh viên
- Mình thường thấy các thực tập sinh sau khi hoàn thành thời gian thực tập từ 3-6 tháng sẽ được offer công việc nếu phù hợp.
- Các công việc này thường bao gồm trách nhiệm của một thực tập sinh cộng thêm các nhiệm vụ khác, tiệm cận tới vị trí cố định sau này.
- Các vị trí student jobs này rất có ích nếu bạn có định hướng gắn bó với công ty sau này, giúp bạn làm quen với môi trường làm việc, và các trách nhiệm liên quan
Lợi ích
- Mức lương cao hơn mức lương của thực tập sinh
- Tăng cơ hội được làm việc tại công ty đó
- Giúp bạn áp dụng các kiến thức được học vào công việc thực tế.
Mặt chưa tốt lắm
- Các student jobs của các công ty thường có yêu cầu cao về trách nhiệm và kết quả. Thời gian làm việc thường rơi vào khoảng 32 tiếng/ tuần, tức là khoảng 4 ngày/ tuần. Lượng thời gian yêu cầu lớn sẽ gây áp lực cho quá trình học tập của các bạn. Nên mình khuyến khích các bạn nhận student jobs trong các kì học không quá căng thẳng, hoặc vào các kì nghỉ hè.
Tips tìm việc
- Sau khi hoàn thành khoá thực tập, các bạn hãy hỏi công ty về cơ hội làm lâu dài, hoặc bắt đầu ở student jobs.
- Các bạn cũng có thể tìm kiếm công việc này online bằng việc tìm các từ khoá như student jobs,…
4. Làm thêm ở ngoài
- Ở Hà Lan có đa dạng các lĩnh vực kinh doanh mà các bạn có thể làm thêm, từ việc bưng bê tại các nhà hàng, tới việc làm trợ lý bán hàng ở H&M, Zara,…
- Các công việc này thường có yêu cầu cao hơn về thể lực, thời gian làm việc thoải mái, tuỳ theo nhu cầu của mỗi người.
Lợi ích
- Chủ động thời gian
- Được ăn uống
- Trải nghiệm mới lạ
- Có thêm nhiều người bạn mới
- Thêm các kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, xử lí tình huống
Mặt chưa tốt lắm
- Thời gian làm việc sẽ nhiều, một số nhà hàng sẽ yêu cầu nhân viên làm muộn. Nên các bạn phải cân nhắc về thời gian làm việc để đăng kí ca làm.
Tips tìm việc
- Các bạn tìm trên google xem có nhà hàng hoặc cửa hàng nào đang tuyển dụng không
- Gửi mail trực tiếp để hỏi về cơ hội làm việc
- Các bạn nhớ xin review từ bạn bè trước về nơi làm để có được cái nhìn tốt nhất.
- Các trung tâm giới thiệu việc làm (ví dụ: Magnet.me, JobTeaser,…)
5. Lưu ý khi làm thêm tại Hà Lan
Khi làm thêm tại Hà Lan, các bạn nhớ lưu ý tuân thủ quy định về giờ làm thêm, tuân thủ luật lao động của Hà lan, đóng thuế, đóng bảo hiểm,… đầy đủ để bảo vệ bản thân tránh gặp rủi ro không đáng có.
Một công việc làm thêm sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí, dành cho việc chi tiêu hàng ngày, hoặc để đi du lịch vòng quay châu Âu. Nên các bạn hãy cân nhắc cân bằng việc học tập với làm việc để tránh áp lực, stress và mệt mỏi nhé. Thay vào đó, hãy tận hưởng niềm vui khi học tập, và đi làm, cũng như học hỏi thêm các kỹ năng mềm nhé!
Chúc các bạn may mắn trong quá trình tìm kiếm các công việc làm thêm!
Chia sẻ từ DHS Ngô Hà Linh – Năm 3 ngành Quản trị Kinh Doanh Quốc tế tại Erasmus University Rotterdam
🇳🇱🇳🇱🇳🇱🇳🇱🇳🇱
Hãy kết nối với SmartA ngay để được tư vấn bởi những tư vấn viên giàu kinh nghiệm, đã giúp hơn 3000 bạn học sinh thành công trong lựa chọn du học và giành được học bổng giá trị cao.
Hotline:
1. Du học châu Âu: 0969556827
2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384
3. Du học Úc, New Zealand: 0986345518
Địa chỉ văn phòng tại Hà Nội: Tầng 4, toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ liên hệ tại Châu Âu: H91 A722 Apartment 2, Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland
Địa chỉ liên hệ SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6
Website: https://smarta.vn
Email: marketing@smarta.vn / partners@smarta.vn