Ngoài 30 tuổi có đi du học Canada được không? Việc quy định độ tuổi du học vừa giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa hỗ trợ quản lý nhập cư, cân bằng việc làm và tình hình an sinh xã hội tại các nước sở tại.
Canada không hạn chế độ tuổi của du học sinh quốc tế. Với trường hợp 30 tuổi (hoặc hơn) thì việc du học Canada không phải là chuyện hiếm vì nhiều chương trình postgraduate, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu sinh vẫn chấp nhận du học sinh lớn tuổi theo học.
Tuy nhiên, quy định mới nhất về độ tuổi ưu tiên khi du học tại “xứ sở lá phong”: cứ tăng thêm 1 tuổi thì sẽ bị trừ đi 5 hoặc 6 điểm khi tính điểm định cư, tùy thuộc đương đơn là độc thân hoặc có vợ/chồng. Theo cách tính này, nếu bạn 45 tuổi thì điểm cộng tuổi tác bằng 0 và điểm cộng cao nhất dành cho ứng viên nằm trong độ tuổi 19 – 30 tuổi. Chính vì thế, bạn nên tranh thủ đi du học càng sớm càng tốt để được hưởng điểm ưu tiên.
Những thuận lợi khi du học Canada tuổi 30
- Đã tốt nghiệp đại học có và tối thiểu 2 năm kinh nghiệm đi làm. Đây là lợi thế rất lớn khi nộp hồ sơ thạc sĩ/ tiến sĩ.
- Đã có 1 chút tích lũy có thể dùng để chi trả học phí, chi phí sinh hoạt tại Canada. Đây là phương án rất tốt dành cho những bạn không sinh ra trong gia đình khá giả. Việc này giúp du học sinh tập trung tốt hơn vào việc học và networking, thay vì dành quá nhiều thời gian đi làm thêm, làm tăng khả năng cạnh tranh khi đi xin việc.
- 30 là ngưỡng tuổi trưởng thành, bạn suy nghĩ chín chắn và có khả năng lập kế hoạch cho chuyến du học của mình. Đặc biệt đây là giai đoạn thực sự biết mình muốn công việc và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nào cho phù hợp với sở thích bản thân và nhu cầu thị trường.
Cần chú ý những gì để đạt được mục đích?
Khó khăn lớn nhất của du học sinh nhóm tuổi 30 là việc phải quyết định rời bỏ công việc đang ổn định, rời xa gia đình (có thể là vợ con, cha mẹ) để bắt đầu học tập tại một đất nước xa lạ.
- Cân nhắc chọn ngành: nên tiếp tục học bậc cao hơn của ngành mình đã tốt nghiệp cao đẳng/ đại học tại Việt Nam hay chọn những ngành có cơ hội ở lại Canada làm việc khi tốt nghiệp? Đây quả thật là một câu hỏi khó. Hãy cân bằng giữa nhu cầu của thị trường việc làm và điểm mạnh/sở thích của bản thân, đừng chọn ngành chỉ vì thị trường có nhu cầu mà bản thân mình không yêu thích. Có rất nhiều người đang tìm cách quay trở lại ngành mà mình đã làm tại Việt Nam sau khi có PR Canada vì họ không yêu thích công việc đang làm tại Canada.
- Chuẩn bị tài chính: Canada rất ít học bổng, do vậy cần lựa chọn phương án phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình. Đây là 1 khoản đầu tư nên nếu đủ điều kiện, hãy học đại học/thạc sĩ thay vì diploma hay postgraduate programs. Lý do là vì học bậc đại học/thac sĩ thường có mức lương cao hơn.– Tránh những lỗi thường gặp: kế hoạch học tập (study plan) thiếu logic, không khả thi; chứng minh tài chính thiếu minh bạch, kém thuyết phục; lựa chọn sai bậc học… là những lý do phổ biến khiến bạn trượt visa du học Canada.
Liên hệ du học SmartA để được hỗ trợ tư vấn và làm hồ sơ du học Canada MIỄN PHÍ*