Nhà quản lý nhân sự (Human Resources Mannagers) lập kế hoạch, điều phối và chỉ đạo thực thi các chức năng hành chính của một tổ chức. Họ giám sát việc tuyển dụng, phỏng vấn và tuyển chọn nhân viên mới; tư vấn tổng giám đốc về hoạch định chiến lược và đóng vai trò là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên của tổ chức. Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 là 6%, nhanh hơn mức tăng trung bình của tất cả các ngành nghề.
Link nguồn: Human Resources Managers : Occupational Outlook Handbook: U.S. Bureau of Labor Statistics
Tóm tắt nội dung
Thông tin chung
Mức lương trung vị năm 2023 | $136.350 /năm $65,55 /giờ |
Bằng cấp yêu cầu | Cử nhân |
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc trong ngành liên quan | 5 năm trở lên |
Số lượng công việc trong năm 2023 | 208.900 |
Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 | 6% (nhanh hơn mức trung bình) |
Nhiệm chính của nhà quản lý nhân sự
Nhà quản lý nhân sự thường làm các công việc sau:
- Lập kế hoạch và điều phối lực lượng lao động của tổ chức để sử dụng tốt nhất tài năng người lao động.
- Làm cầu nối giữa ban lãnh đạo của tổ chức và người lao động.
- Lập kế hoạch và giám sát các chương trình phúc lợi cho nhân viên.
- Đóng vai trò là cố vấn cho các nhà quản lý khác về các vấn đề nhân sự, ví dụ như cơ hội việc làm bình đẳng và quấy rối tình dục.
- Điều phối và giám sát công việc của các chuyên viên và nhân viên hỗ trợ.
- Giám sát quy trình tuyển dụng, phỏng vấn, lựa chọn nhân viên của tổ chức.
- Giải quyết các vấn đề nhân sự, ví dụ như hòa giải tranh chấp và chỉ đạo thực thi các quy trình kỷ luật.
Các tổ chức muốn thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên có năng lực, đồng thời phân bổ họ vào các vị trí làm việc phù hợp. Quản lý nhân sự giúp đạt được mục tiêu này bằng cách chỉ đạo thực thi các chức năng hành chính của bộ phận nhân sự. Công việc của họ bao gồm giám sát các quan hệ lao động, đảm bảo sự tuân thủ quy định và quản lý các dịch vụ liên quan đến người lao động như tiền lương, đào tạo và phúc lợi. Quản lý nhân sự giám sát các chuyên viên và nhân viên hỗ trợ của bộ phận nhân sự và đảm bảo các nhiệm vụ được hoàn thành chính xác và đúng thời hạn.
Quản lý nhân sự cũng tư vấn cho tổng giám đốc điều hành về hoạch định chiến lược và quản lý tài năng. Họ tìm cách tối đa hóa giá trị của nhân viên và đảm bảo sử dụng họ một cách hiệu quả. Ví dụ, họ có thể đánh giá năng suất lao động và đề xuất các thay đổi để giúp tổ chức đạt được mục tiêu ngân sách.
Một số quản lý nhân sự giám sát mọi khía cạnh của bộ phận nhân sự trong tổ chức, bao gồm chương trình phúc lợi và tiền lương, cũng như chương trình đào tạo và phát triển. Trong nhiều tổ chức lớn hơn, các chương trình này do các quản lý chuyên trách như quản lý phúc lợi và tiền lương hoặc quản lý đào tạo và phát triển điều hành.
Dưới đây là một số ví dụ về phân loại nhà quản lý nhân sự:
- Giám đốc quan hệ lao động, còn được gọi là quản lý quan hệ nhân viên, giám sát các chính sách việc làm trong môi trường có và không có công đoàn. Họ đàm phán, soạn thảo và thực hiện các hợp đồng lao động bao gồm các vấn đề như lương, phúc lợi và quy trình của công đoàn và ban quản lý. Họ cũng xử lý các khiếu nại lao động giữa nhân viên và ban quản lý và điều phối các thủ tục giải quyết khiếu nại.
- Quản lý tiền lương giám sát bộ phận tiền lương của tổ chức. Họ đảm bảo rằng tất cả các quy trình tiền lương được thực hiện chính xác và đúng thời hạn. Họ thực hiện các quy trình tiền lương, chuẩn bị báo cáo cho bộ phận kế toán và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương.
- Quản lý tuyển dụng, đôi khi được gọi là quản lý nhân viên, giám sát các nhiệm vụ tuyển dụng và thuê nhân sự của bộ phận nhân sự. Họ thường giám sát một nhóm tuyển dụng và đôi khi đảm nhận các nhiệm vụ tuyển dụng cho các vị trí cấp cao. Họ phải phát triển một chiến lược tuyển dụng giúp họ đáp ứng nhu cầu nhân sự của tổ chức và cạnh tranh hiệu quả để thu hút nhân viên giỏi nhất.
Tình hình việc làm và môi trường làm việc của nhà quản lý nhân sự
Trong năm 2023, có khoảng 208.900 vị trí việc làm cho các nhà quản lý nhân sự. Các ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất cho vị trí các nhà quản lý nhân sự bao gồm:
- Dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật: 16%
- Quản lý các công ty và doanh nghiệp: 13%
- Sản xuất: 10%
- Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội: 8%
- Chính phủ: 7%
Nhà quản lý nhân sự làm việc trong văn phòng. Một số nhà quản lý, đặc biệt là những người làm việc cho các tổ chức có văn phòng trên toàn quốc, thường phải đi công tác đến các chi nhánh khác, tham dự các cuộc họp chuyên môn hoặc tuyển dụng nhân viên.
Lịch làm việc
Hầu hết các nhà quản lý nhân sự làm việc toàn thời gian và một số nhà quản lý nhân sự làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần.
Yêu cầu về học vấn và kỹ năng của nhà quản lý nhân sự
Các ứng viên thường cần kết hợp giữa trình độ học vấn và nhiều năm kinh nghiệm làm việc liên quan để trở thành nhà quản lý nhân sự. Mặc dù hầu hết các vị trí yêu cầu bằng cử nhân, một số vị trí đòi hỏi bằng thạc sĩ.
Trình độ học vấn
Nhà quản lý nhân sự thường cần có bằng cử nhân để vào nghề. Bằng cấp có thể liên quan lĩnh vực nhân sự hoặc một ngành khác, ví dụ như kinh doanh, truyền thông hoặc tâm lý học. Các khóa học về các chủ đề như quản lý xung đột cũng có thể hữu ích.
Một số công việc có thể yêu cầu bằng thạc sĩ về quản lý nhân sự, quan hệ lao động hoặc quản trị kinh doanh (MBA).
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan
Để thể hiện khả năng tổ chức, chỉ đạo và lãnh đạo, các nhà quản lý nhân sự phải có kinh nghiệm làm việc liên quan. Một số người bắt đầu sự nghiệp với vai trò là chuyên viên nhân sự hoặc chuyên viên quan hệ lao động.
Các vị trí quản lý thường yêu cầu hiểu biết về các chương trình nhân sự, ví dụ như các kế hoạch về lương thưởng và phúc lợi, phần mềm nhân sự và các luật lao động ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương.
Giấy phép, Chứng chỉ và Đăng ký
Mặc dù nhiều tổ chức không yêu cầu chứng chỉ, nhưng là bằng chứng thể hiện trình độ chuyên môn và độ tin cậy, do đó có thể cải thiện cơ hội việc làm. Nhà tuyển dụng có thể ưu tiên ứng viên có chứng chỉ và một số vị trí có thể yêu cầu điều này. Các tổ chức như Hiệp hội Quản lý Nhân sự (SHRM), Viện Chứng nhận Nhân sự (HRCI), WorldatWork và Quỹ Quốc tế về Kế hoạch Phúc lợi Nhân viên là một trong nhiều hiệp hội chuyên nghiệp cung cấp các chương trình chứng nhận.
Các phẩm chất quan trọng
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản lý nhân sự cần có kỹ năng nói, viết và lắng nghe tốt để thuyết trình và chỉ đạo nhân viên.
- Kỹ năng ra quyết định: Nhà quản lý nhân sự phải có khả năng cân nhắc điểm mạnh và điểm yếu của các lựa chọn khác nhau và quyết định hướng hành động tốt nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản lý nhân sự thường xuyên tương tác với mọi người, ví dụ hợp tác nhóm và cần phát triển mối quan hệ công việc với đồng nghiệp.
- Kỹ năng lãnh đạo: Nhà quản lý nhân sự phải phối hợp các hoạt động công việc và đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận.
- Kỹ năng tổ chức: Nhà quản lý nhân sự phải có khả năng ưu tiên nhiệm vụ và quản lý nhiều dự án cùng một lúc.
Thu nhập của nhà quản lý nhân sự
Theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý nhân sự là $136.350. Lương trung vị là mức lương mà một nửa số lao động trong một ngành kiếm được cao hơn mức đó và nửa còn lại kiếm được ít hơn. Trong đó, nhóm 10% có thu nhập thấp nhất kiếm được ít hơn $81.060 và nhóm 10% có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều hơn $239.200.
Cũng theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý nhân sự trong các ngành hàng đầu như sau:
- Dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật: $165.670
- Quản lý công ty và doanh nghiệp: $158.900
- Sản xuất: $134.700
- Chính phủ: $118.790
- Chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội: $114.830
Dự báo nhu cầu việc làm của nhà quản lý nhân sự
Dự kiến, nhu cầu việc làm của các nhà quản lý nhân sự sẽ tăng 6% từ năm 2023 đến năm 2033, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Trung bình, mỗi năm sẽ có khoảng 17.400 cơ hội việc làm cho các nhà quản lý nhân sự. Phần lớn các vị trí này phát sinh từ nhu cầu thay thế những người lao động chuyển sang các nghề khác hoặc rời khỏi lực lượng lao động, ví dụ như nghỉ hưu.
Cơ hội việc làm
Nhu cầu về các nhà quản lý nhân sự dự kiến sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới vì nhiều người lao động trong lĩnh vực này cần thiết để hỗ trợ các ưu tiên chiến lược của tổ chức, như thu hút và giữ chân người lao động, đa dạng và hòa nhập cũng như quản lý làm việc từ xa và quay lại văn phòng.
Một số công ty có thể thuê ngoài các chức năng nhân sự từ các tổ chức cung cấp dịch vụ này thay vì trực tiếp tuyển dụng các nhà quản lý nhân sự.
Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics (Cục Thống kê lao động Mỹ)
(*) Tài liệu được lấy từ nguồn của Cục thống kê lao động Mỹ nên sẽ có những điểm khác biệt so với thị trường lao động Việt Nam, nhưng chúng tôi tin rằng những thông tin này vẫn sẽ là một nguồn tư liệu vô cùng bổ ích cho các bạn trẻ trong quá trình tìm hiểu thế giời ngành nghề từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp với bản thân, thực tế xã hội, đặc biệt cho các quyết định chọn ngành nghề du học.
Để tìm hiểu về các cơ hội du học cũng như học bổng nghề NHÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ, vui lòng liên hệ với SmartA để biết thêm thông tin chi tiết.
Du học SmartA – Nơi gửi trọn niềm tin du học
Hotline:
- Du học châu Âu: 0969556827
- Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Bắc & Miền Trung: 098 634 5518
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Nam: 098 938 7836
Địa chỉ:
- SmartA Hà Nội: Tầng 4, Toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- SmartA TP. Hồ Chí Minh: Toà nhà Lim Tower 3, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- SmartA châu Âu: Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland.
- SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6 Canada
Thông tin khác:
- Website: https://smarta.vn
- Email: marketing@smarta.vn / partners@smarta.vn