Nhà quản lý tài chính (Financial Managers) chịu trách nhiệm về sức khỏe tài chính của một tổ chức. Họ tạo ra các báo cáo tài chính, chỉ đạo các hoạt động đầu tư và phát triển các kế hoạch cho các mục tiêu tài chính dài hạn của tổ chức. Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 là 17%, nhanh hơn nhiều mức tăng trung bình của tất cả các ngành nghề.
Link nguồn: Financial Managers: Occupational Outlook Handbook: U.S. Bureau of Labor Statistics
Tóm tắt nội dung
Thông tin chung
Mức lương trung vị năm 2023 | $156.100 /năm $75,05 /giờ |
Bằng cấp yêu cầu | Cử nhân |
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc trong ngành liên quan | Không |
Số lượng công việc trong năm 2023 | 837.100 |
Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 | 17% (nhanh hơn nhiều mức trung bình) |
Nhiệm vụ chính của nhà quản lý tài chính
Nhà quản lý tài chính thường thực hiện các công việc sau:
- Chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và các dự báo.
- Giám sát chi tiết tài chính để đảm bảo sự tuân thủ yêu cầu pháp lý.
- Giám sát nhân viên thực hiện báo cáo tài chính và lập ngân sách.
- Xem xét báo cáo tài chính và tìm cách giảm chi phí.
- Phân tích xu hướng thị trường để tối đa hóa lợi nhuận và tìm kiếm cơ hội mở rộng.
- Hỗ trợ ban quản lý đưa ra các quyết định về tài chính.
Nhà quản lý tài chính dành phần lớn thời gian phân tích dữ liệu và tư vấn cho các nhà quản lý cấp cao về cách tối đa hóa lợi nhuận. Họ thường làm việc theo nhóm, đóng vai trò cố vấn cho các tổng giám đốc điều hành.
Nhà quản lý tài chính phải có kiến thức về các công việc, luật thuế và quy định đặc thù cho tổ chức hoặc ngành của họ. Ví dụ, nhà quản lý tài chính của chính phủ phải là chuyên gia về quy trình phân bổ và lập ngân sách; nhà quản lý tài chính y tế phải hiểu về thanh toán, hoàn trả và các vấn đề kinh doanh liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là ví dụ về phân loại nhà quản lý tài chính:
- Kiểm soát viên (Controllers): Chỉ đạo việc chuẩn bị các báo cáo tài chính tóm tắt và dự báo tình hình tài chính của tổ chức. Các báo cáo này có thể bao gồm báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và phân tích thu nhập hoặc chi phí tương lai. Kiểm soát viên cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo yêu cầu của các cơ quan quản lý doanh nghiệp và thường giám sát bộ phận kế toán, kiểm toán và ngân sách của tổ chức.
- Thủ quỹ và giám đốc tài chính (Treasurers and finance officers): quản lý ngân sách của tổ chức để đạt được các mục tiêu tài chính. Họ giám sát các khoản đầu tư và các kế hoạch khác nhằm huy động vốn, ví dụ như phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, để hỗ trợ sự phát triển của tổ chức. Họ cũng lập kế hoạch tài chính cho các thương vụ sáp nhập và mua lại.
- Quản lý tín dụng (Credit managers): Giám sát hoạt động tín dụng của tổ chức. Họ đặt ra các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng, xác định hạn mức tín dụng và theo dõi việc thu hồi các khoản nợ quá hạn.
- Quản lý tiền mặt (Cash managers): Theo dõi và kiểm soát dòng tiền vào và ra của tổ chức để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đầu tư. Ví dụ, họ phải dự báo xem tổ chức có bị thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt hay không.
- Quản lý rủi ro (Risk managers): Sử dụng các chiến lược để hạn chế hoặc bù đắp rủi ro tài chính hoặc sự bất ổn tài chính mà tổ chức có thể phải đối mặt. Những rủi ro mà họ cố gắng hạn chế bao gồm những thay đổi về giá trị tiền tệ hoặc hàng hóa.
- Quản lý bảo hiểm (Insurance managers): Quyết định cách hạn chế tổn thất của tổ chức bằng cách bảo vệ khỏi các rủi ro, ví dụ như chi trả cho nhân viên bị thương khi làm việc hoặc chi phí phát sinh từ các vụ kiện chống lại tổ chức.
Tình hình làm việc và môi trường làm việc của nhà quản lý tài chính
Trong năm 2023, có khoảng 837.100 vị trí việc làm cho các nhà quản lý tài chính. Các ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất cho vị trí nhà quản lý tài chính bao gồm:
- Tài chính và bảo hiểm: 31%
- Dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật: 13%
- Quản lý các công ty và doanh nghiệp: 10%
- Chính phủ: 6%
- Sản xuất: 6%
Nhà quản lý tài chính làm việc chặt chẽ với các tổng giám đốc điều hành và với các bộ phận phát triển dữ liệu cần thiết cho việc phân tích.
Lịch làm việc
Hầu hết các nhà quản lý tài chính làm việc toàn thời gian và một số người làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần.
Yêu cầu về học vấn và kỹ năng của nhà quản lý tài chính
Nhà quản lý tài chính thường được yêu cầu có bằng cử nhân và 5 năm kinh nghiệm trở lên trong một công việc kinh doanh hoặc tài chính khác, ví dụ như kế toán, nhân viên bán chứng khoán hoặc nhà phân tích tài chính.
Trình độ học vấn
Nhà quản lý tài chính thường cần ít nhất một bằng cử nhân trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, hoặc lĩnh vực liên quan. Các ngành học này giúp sinh viên học được các kỹ năng và phương pháp phân tích.
Giấy phép, Chứng chỉ và Đăng ký
Mặc dù không bắt buộc, nhưng chứng chỉ chuyên nghiệp chứng minh năng lực của các nhà quản lý tài chính. Hiệp hội Kế toán Chính phủ (AGA) cung cấp chứng chỉ Quản lý Tài chính Chính phủ (CGFM) cho các nhà quản lý tài chính làm việc với chính phủ liên bang, tiểu bang hoặc địa phương. Để đạt được chứng nhận này, ứng viên phải có bằng cử nhân từ một trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận, vượt qua các kỳ thi và có kinh nghiệm ở cấp độ chuyên nghiệp trong quản lý tài chính chính phủ. Để duy trì chứng nhận, CGFM phải hoàn thành các khóa đào tạo chuyên nghiệp liên tục.
Viện CFA cấp chứng nhận Nhà phân tích tài chính được cấp phép (Chartered Financial Analyst-CFA) cho các chuyên gia đầu tư có ít nhất bằng cử nhân hoặc 4 năm kinh nghiệm làm việc, hoặc kết hợp giữa kinh nghiệm và học vấn, đồng thời phải vượt qua ba kỳ thi. Hiệp hội Chuyên gia Tài chính cung cấp chứng chỉ Chuyên viên kho bạc được chứng nhận (Certified Treasury Professional – CTP) cho những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm liên quan hoặc 1 năm kinh nghiệm và có bằng tốt nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, hoặc lĩnh vực liên quan. Hiệp hội này cũng cung cấp chứng chỉ Chuyên gia phân tích lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp được chứng nhận (Certified Corporate Financial Planning Analysis Professional – FP&A) cho những người có bằng cử nhân hoặc đang theo học chương trình đại học chuyên ngành liên quan đến tài chính và sẽ tốt nghiệp trong vòng 2 năm. Cả hai chứng nhận đều yêu cầu phải vượt qua một kỳ thi.
Kế toán viên được chứng nhận (CPAs) được cấp phép bởi hội đồng kế toán bang của họ và phải vượt qua kỳ thi do Viện Kế toán Công được chứng nhận Hoa Kỳ (AICPA) tổ chức.
Kinh nghiệm làm việc liên quan
Nhà quản lý tài chính thường có kinh nghiệm trong một nghề liên quan đến kinh doanh hoặc tài chính khác. Ví dụ, họ có thể đã làm việc như một nhân viên tín dụng, kế toán, nhân viên bán chứng khoán, hoặc nhà phân tích tài chính.
Trong một số trường hợp, các công ty cung cấp chương trình đào tạo quản lý để giúp chuẩn bị cho những nhân viên tài chính có động lực và kỹ năng để trở thành nhà quản lý.
Cơ hội thăng tiến
Nhà quản lý tài chính có kinh nghiệm có thể tiến tới vị trí giám đốc tài chính (CFO). Những giám đốc này chịu trách nhiệm về tính chính xác cho các báo cáo tài chính của tổ chức.
Các phẩm chất quan trọng
- Kỹ năng phân tích. Để hỗ trợ giám đốc điều hành trong việc ra quyết định, nhà quản lý tài chính cần đánh giá dữ liệu và thông tin ảnh hưởng đến tổ chức của họ.
- Kỹ năng giao tiếp. Nhà quản lý tài chính phải có khả năng giải thích và biện minh cho các giao dịch tài chính phức tạp.
- Chú ý đến chi tiết. Trong việc chuẩn bị và phân tích các báo cáo, ví dụ như bảng cân đối và báo cáo thu nhập, nhà quản lý tài chính phải chính xác và chú ý để tránh sai sót.
- Kỹ năng toán học. Nhà quản lý tài chính cần có kỹ năng mạnh trong các lĩnh vực toán học nhất định, bao gồm đại số. Có hiểu biết về tài chính quốc tế và các tài liệu tài chính phức tạp cũng là yêu cầu rất quan trọng.
- Kỹ năng tổ chức. Vì các nhà quản lý tài chính xử lý nhiều thông tin và tài liệu khác nhau, họ cần có khả năng hệ thống để làm việc hiệu quả.
Thu nhập của nhà quản lý tài chính
Theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý tài chính là $156.100. Lương trung vị là mức lương mà một nửa số lao động trong một ngành kiếm được cao hơn mức đó và nửa còn lại kiếm được ít hơn. Trong đó, nhóm 10% có thu nhập thấp nhất kiếm được ít hơn $82.870 và nhóm 10% có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều hơn $239.200.
Cũng theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý tài chính trong các ngành hàng đầu như sau:
- Dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật: $169.860
- Quản lý các công ty và doanh nghiệp: $167.820
- Tài chính và bảo hiểm: $158.970
- Sản xuất: $158.750
- Chính phủ: $129.850
Dự báo nhu cầu việc làm của nhà quản lý tài chính
Dự kiến, nhu cầu việc làm của các quản lý tài chính sẽ tăng 17% từ năm 2023 đến năm 2033, nhanh hơn nhiều mức tăng trung bình của tất cả các ngành nghề. Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 75.100 cơ hội việc làm cho các quản lý tài chính. Phần lớn các vị trí này phát sinh từ nhu cầu thay thế những người lao động chuyển sang các nghề khác hoặc rời khỏi lực lượng lao động, ví dụ như nghỉ hưu.
Cơ hội việc làm
Các công việc thuộc trách nhiệm của nhà quản lý tài chính như lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối đầu tư, có khả năng sẽ vẫn có nhu cầu khi nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, một số chuyên ngành trong quản lý tài chính, như quản lý tiền mặt và quản lý rủi ro, dự kiến sẽ có nhu cầu cao.
Ngày nay tập trung ngày càng nhiều vào quản lý rủi ro trong ngành tài chính và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng. Các tổ chức ngân hàng dự kiến sẽ quan tâm nhiều đến sự ổn định và quản lý rủi ro hơn là lợi nhuận. Sự lưu tâm này sẽ dẫn đến tăng trưởng việc làm cho các nhà quản lý rủi ro.
Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics (Cục Thống kê lao động Mỹ)
(*) Tài liệu được lấy từ nguồn của Cục thống kê lao động Mỹ nên sẽ có những điểm khác biệt so với thị trường lao động Việt Nam, nhưng chúng tôi tin rằng những thông tin này vẫn sẽ là một nguồn tư liệu vô cùng bổ ích cho các bạn trẻ trong quá trình tìm hiểu thế giời ngành nghề từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp với bản thân, thực tế xã hội, đặc biệt cho các quyết định chọn ngành nghề du học.
Để tìm hiểu về các cơ hội du học cũng như học bổng nghề NHÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, vui lòng liên hệ với SmartA để biết thêm thông tin chi tiết.
Du học SmartA – Nơi gửi trọn niềm tin du học
Hotline:
- Du học châu Âu: 0969556827
- Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Bắc & Miền Trung: 098 634 5518
-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Nam: 098 938 7836
Địa chỉ:
- SmartA Hà Nội: Tầng 4, Toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- SmartA TP. Hồ Chí Minh: Toà nhà Lim Tower 3, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- SmartA châu Âu: Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland.
- SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6 Canada
Thông tin khác:
- Website: https://smarta.vn
- Email: marketing@smarta.vn / partners@smarta.vn