Nhà quản lý xây dựng (Construction Managers)

Nhà quản lý xây dựng (Construction Managers) có nhiệm vụ lên kế hoạch, phối hợp, lập ngân sách và giám sát các dự án xây dựng từ đầu cho đến khi kết thúc. Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 là 9%, nhanh hơn mức tăng trung bình của tất cả các ngành nghề.

Link nguồn: Construction Managers: Occupational Outlook Handbook: U.S. Bureau of Labor Statistics

Thông tin chung

Mức lương trung vị năm 2023 $104.900 /năm
$50,43 /giờ
Bằng cấp yêu cầu Cử nhân
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc trong ngành liên quan Không
Số lượng công việc trong năm 2023 520.900
Triển vọng tăng trưởng ngành nghề 2023-2033 9% (nhanh hơn mức trung bình)

Nhiệm vụ chính của nhà quản lý xây dựng

Nhà quản lý xây dựng thường làm những công việc sau:

  • Chuẩn bị các ước lượng chi phí, lập ngân sách và lên kế hoạch thời gian làm việc.
  • Diễn giải và giải thích hợp đồng cũng như các thông tin kỹ thuật cho các chuyên gia khác.
  • Hợp tác với kiến trúc sư, kỹ sư và các chuyên gia xây dựng khác.
  • Lựa chọn nhà thầu phụ và sắp xếp, phối hợp các hoạt động của họ.
  • Giám sát các dự án, báo cáo tiến độ và các vấn đề ngân sách cho công ty xây dựng và khách hàng.
  • Xử lý sự chậm trễ, tình huống khẩn cấp và các vấn đề khác phát sinh của dự án.
  • Đảm bảo dự án tuân thủ các yêu cầu pháp lý, ví dụ như các quy chuẩn về xây dựng và an toàn.

Nhà quản lý xây dựng, thường được gọi là tổng thầu hoặc quản lý dự án, phối hợp và giám sát nhiều loại dự án, bao gồm xây dựng công trình công cộng, dân dụng, khu thương mại, công nghiệp cũng như đường xá và cầu cống. Tổng thầu hoặc quản lý xây dựng thường giám sát giai đoạn xây dựng của dự án, bao gồm nhân sự, nhưng một nhà quản lý xây dựng có thể tham vấn với khách hàng ngay từ giai đoạn thiết kế để giúp hoàn thiện kế hoạch xây dựng và kiểm soát chi phí.

Nhà quản lý xây dựng điều phối các quy trình xây dựng sao cho các dự án đáp ứng thông số kỹ thuật thiết kế, hoàn thành đúng thời hạn và nằm trong ngân sách. Một số nhà quản lý xây dựng chịu trách nhiệm cho nhiều dự án cùng một lúc, ví dụ như xây dựng nhiều ngôi nhà.

Nhà quản lý xây dựng phải làm việc chặt chẽ với các chuyên gia xây dựng khác, như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các thợ nghề, bao gồm thợ đá, thợ điện và thợ mộc…. Tùy thuộc vào dự án, nhà quản lý xây dựng có thể tương tác với luật sư hoặc quan chức chính phủ. Ví dụ, khi lắp đặt vỉa hè thành phố, các nhà quản lý xây dựng có thể phải thảo luận với các thanh tra thành phố để đảm bảo dự án đáp ứng các yêu cầu về vật liệu.

Đối với các dự án xây dựng lớn, như xây dựng khu công nghiệp, một nhà quản lý xây dựng cấp cao có thể thuê các quản lý khác cho các phần khác nhau của dự án. Mỗi nhà quản lý xây dựng sau đó giám sát việc hoàn thành một giai đoạn cụ thể, ví dụ như phần móng kết cấu hoặc phần điện và nhà quản lý cấp cao sẽ điều phối các quản lý khác để hoàn thành toàn bộ dự án.

Để tối ưu hóa hiệu quả, nhà quản lý xây dựng thường thực hiện các công việc của một người ước lượng chi phí. Họ có thể sử dụng phần mềm ước tính chi phí và lên kế hoạch để phân bổ thời gian và tiền bạc theo đúng dự kiến thực hiện dự án.

Nhà quản lý xây dựng (Construction Managers)

Tình hình việc làm và môi trường làm việc của nhà quản lý xây dựng

Trong năm 2023, có khoảng 520.900 vị trí việc làm cho các nhà quản lý xây dựng. Các ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất cho vị trí nhà quản lý xây dựng bao gồm:

  • Người hoạt động tự doanh: 36%
  • Nhà thầu xây dựng chuyên ngành: 17%
  • Xây dựng công trình không dân dụng: 16%
  • Xây dựng công trình dân dụng: 11%
  • Xây dựng công trình hạng nặng và kỹ thuật dân dụng: 8%

Các nhà quản lý xây dựng có thể có văn phòng chính nhưng dành phần lớn thời gian tại văn phòng tại công trường, nơi họ giám sát dự án và đưa ra quyết định về các hoạt động xây dựng. Những người quản lý nhiều dự án phải đến thăm các công trình khác nhau, điều này có thể yêu cầu họ đi công tác ngoài tiểu bang hoặc xa nhà trong thời gian dài.

Lịch làm việc

Hầu hết các nhà quản lý xây dựng làm việc toàn thời gian, và một số làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần. Lịch làm việc của họ có thể thay đổi. Họ có thể phải làm thêm giờ để kịp tiến độ, và có thể phải sẵn sàng làm việc 24 giờ mỗi ngày để ứng phó với các tình huống khẩn cấp của dự án.

Trong năm 2023, có khoảng 520.900 vị trí việc làm cho các nhà quản lý xây dựng.

Yêu cầu về học vấn và kỹ năng của nhà quản lý xây dựng

Nhà quản lý xây dựng thường cần có bằng cử nhân, họ học các kỹ thuật quản lý thông qua đào tạo trong quá trình làm việc. Các công ty xây dựng lớn có thể ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có cả kinh nghiệm xây dựng và bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan đến xây dựng. Các công ty có thể thuê quản lý là người có bằng tốt nghiệp trung học và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề xây dựng; tuy nhiên, những người này có thể có xu hướng làm việc như tổng thầu tự do thay vì được thuê làm nhà quản lý xây dựng.

Trình độ học vấn

Nhà quản lý xây dựng thường cần có bằng cử nhân về xây dựng, kinh doanh, kỹ thuật hoặc lĩnh vực liên quan. Các chương trình cấp bằng cử nhân trong ngành liên quan đến xây dựng thường bao gồm các khóa học về quản lý và kiểm soát dự án, thiết kế, phương pháp và vật liệu xây dựng, ước lượng chi phí. Các khóa học về kinh doanh, giao tiếp và toán học cũng rất hữu ích cho vị trí nhà quản lý xây dựng.

Một số nhà quản lý xây dựng có bằng cao đẳng về quản lý xây dựng hoặc công nghệ xây dựng. Bằng cao đẳng kết hợp với kinh nghiệm làm việc thường phù hợp với nhà quản lý giám sát các dự án nhỏ.

Các ứng viên có bằng tốt nghiệp trung học và nhiều năm kinh nghiệm làm việc có liên quan có thể đủ điều kiện trở thành nhà quản lý xây dựng. Tuy nhiên, những người này có thể có xu hướng làm việc như tổng thầu tự do thay vì được thuê làm nhà quản lý xây dựng.

Đào tạo

Các nhà quản lý xây dựng mới thường làm việc dưới sự hướng dẫn của một nhà quản lý có kinh nghiệm trong khoảng 1 năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công ty, việc đào tạo trong công việc này có thể kéo dài nhiều năm.

Kinh nghiệm làm việc liên quan

Kinh nghiệm trong xây dựng rất quan trọng đối với các nhà quản lý xây dựng, đặc biệt là với những người không có bằng cử nhân. Để đủ điều kiện làm công việc quản lý thông qua kinh nghiệm, họ phải làm việc nhiều năm trong các ngành nghề xây dựng như thợ mộc, thợ xây, hoặc các chuyên ngành xây dựng khác.

Giấy phép, chứng chỉ, và đăng ký

Một số bang yêu cầu các nhà quản lý xây dựng phải có giấy phép hành nghề. Chứng chỉ chuyên nghiệp, mặc dù không bắt buộc, nhưng là bằng chứng thể hiện kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Hiệp hội Quản lý Xây dựng Hoa Kỳ trao chứng chỉ Certified Construction Manager (CCM) cho những người có kinh nghiệm yêu cầu và vượt qua kỳ thi kỹ thuật. Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ trao chứng chỉ Associate Constructor (AC) và Certified Professional Constructor (CPC) cho các ứng viên đáp ứng yêu cầu của họ, yêu cầu vượt qua các kỳ thi xây dựng.

Những phẩm chất quan trọng

  • Kỹ năng phân tích: Nhà quản lý xây dựng phải có khả năng lập kế hoạch chiến lược, điều tra các biến động chi phí của dự án, và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện dự án.
  • Kỹ năng kinh doanh: Nhà quản lý xây dựng cần chuẩn bị và tuân theo ngân sách dự án, thuê và quản lý nhân viên và phối hợp với các nhân viên và nhà quản lý khác.
  • Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản lý xây dựng phải có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng bằng cả lời nói và văn bản.
  • Kỹ năng ra quyết định: Nhà quản lý xây dựng cần chọn lựa nhân sự và nhà thầu phụ cho các nhiệm vụ cụ thể và đưa ra nhiều quyết định về dự án để đảm bảo tuân thủ đúng hạn và ngân sách.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Nhà quản lý xây dựng phải phân công nhiệm vụ hiệu quả để đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành chính xác và đúng thời hạn.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Nhà quản lý xây dựng phải có kiến thức về các khái niệm và thực hành phổ biến trong ngành, như công nghệ xây dựng, hợp đồng và bản vẽ kỹ thuật.

Thu nhập của nhà quản lý xây dựng

Theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý xây dựng là $104.900. Lương trung vị là mức lương mà một nửa số lao động trong một ngành kiếm được cao hơn mức đó và nửa còn lại kiếm được ít hơn. Trong đó, nhóm 10% có thu nhập thấp nhất kiếm được ít hơn $64.480 và nhóm 10% có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều hơn $172.040.

Cũng theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý xây dựng trong các ngành hàng đầu như sau:

  • Xây dựng công trình hạng nặng và kỹ thuật dân dụng: $110.940
  • Xây dựng công trình không dân dụng: $107.660
  • Nhà thầu xây dựng chuyên ngành: $101.390
  • Xây dựng công trình dân dụng: $92.980

Ngoài lương, các nhà quản lý xây dựng còn có thêm tiền thưởng. Thu nhập của họ phụ thuộc vào năng suất công việc mà họ tạo ra.

Hầu hết các nhà quản lý xây dựng làm việc toàn thời gian và một số làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần. Lịch làm việc của họ có thể thay đổi. Họ có thể cần làm thêm giờ để hoàn thành đúng thời hạn và có thể phải làm việc theo chế độ gọi 24/7 để phản ứng với các trường hợp khẩn cấp trong dự án.

Theo dữ liệu ghi nhận trong tháng 5 năm 2023, mức lương trung vị hàng năm của nhà quản lý xây dựng là $104.900.

Dự báo nhu cầu việc làm của nhà quản lý xây dựng

Dự kiến, nhu cầu việc làm của các nhà quản lý xây dựng sẽ tăng 9% từ năm 2023 đến năm 2033, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 45.800 cơ hội việc làm cho các nhà quản lý xây dựng. Phần lớn các vị trí này phát sinh từ nhu cầu thay thế những người lao động chuyển sang các nghề khác hoặc rời khỏi lực lượng lao động, ví dụ như nghỉ hưu.

Cơ hội việc làm

Dự báo trong tương lại vị trí của các nhà quản lý xây dựng sẽ vẫn cần thiết khi hoạt động xây dựng nói chung mở rộng. Trong thập kỷ tới, sự gia tăng dân số và kinh doanh sẽ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư mới, tòa nhà văn phòng, cửa hàng bán lẻ, bệnh viện, trường học, nhà hàng và các công trình khác. Ngoài ra, nhu cầu cải thiện các phần của cơ sở hạ tầng quốc gia có thể thúc đẩy tăng trưởng việc làm khi đường sá, cầu và hệ thống ống nước thải cần được nâng cấp hoặc thay thế.

Bên cạnh đó, việc chú trọng liên tục vào cải tạo các tòa nhà để hướng đến tiết kiệm năng lượng hơn có thể tạo ra công việc cho các tổng thầu, những người có nhiều khả năng quản lý việc nâng cấp và cải tạo tòa nhà hơn là giám sát các dự án xây dựng quy mô lớn.

Các quy trình xây dựng và công nghệ xây dựng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn và thúc đẩy nhu cầu về nhân sự quản lý có chuyên môn, ngay cả khi ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý.

Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics (Cục Thống kê lao động Mỹ)

(*) Tài liệu được lấy từ nguồn của Cục thống kê lao động Mỹ nên sẽ có những điểm khác biệt so với thị trường lao động Việt Nam, nhưng chúng tôi tin rằng những thông tin này vẫn sẽ là một nguồn tư liệu vô cùng bổ ích cho các bạn trẻ trong quá trình tìm hiểu thế giời ngành nghề từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp với bản thân, thực tế xã hội, đặc biệt cho các quyết định chọn ngành nghề du học.

Để tìm hiểu về các cơ hội du học cũng như học bổng nghề NHÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG, vui lòng liên hệ với SmartA để biết thêm thông tin chi tiết.

Du học SmartA – Nơi gửi trọn niềm tin du học

Hotline:

  1. Du học châu Âu: 0969556827
  2. Du học Canada, Mỹ, Singapore: 0988978384

-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Bắc & Miền Trung: 098 634 5518

-> Hotline/Zalo hỗ trợ tư vấn chung Miền Nam: 098 938 7836

Địa chỉ:

  1. SmartA Hà Nội: Tầng 4, Toà nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  2. SmartA TP. Hồ Chí Minh: Toà nhà Lim Tower 3, 29A Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  3. SmartA châu Âu: Lisdonagh, Bishop O’donnell Road, Galway, Ireland.
  4. SmartA Canada: 1322 Rockland Ave, Victoria, BC V8S 1V6 Canada

Thông tin khác:

 

Đánh giá bài viết