Thể thao Gaelic – Những điều bạn chưa biết về thể thao Ireland

Giới thiệu tầm quan trọng của môn thể thao Gaelic, đặc biệt là bóng đá Gaelic trong đời sống người Ireland. Những môn thể thao này đã gắn bó mật thiết với họ và trở thành phần không thể thiếu. Khi có các giải đấu, người Ireland thường bàn tán về kết quả và đội bóng địa phương. Hiện nay, các câu lạc bộ thể thao Gaelic đã có mặt ở nhiều nước và khu vực trên thế giới nơi có cộng đồng người Ireland định cư, giúp họ gìn giữ văn hóa và truyền thống quê hương.

Các trận đấu bóng đá Gaelic và thể thao Gaelic tổ chức tại Ireland thường được diễn ra tại sân vận động Croke Park – sân vận động lớn nhất Ireland và được tọa lạc tại thành phố Dublin.

Thể thao Gaelic
Thể thao Gaelic – Những điều bạn chưa biết về thể thao Ireland

Thể thao Gaelic là gì?

Thể thao Gaelic là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các môn thể thao truyền thống của Ireland, trong đó nổi bật nhất là bóng đá Gaelic (Gaelic football) và hurling. Các môn thể thao này được phát triển và phổ biến bởi người Gael, dân tộc bản địa của Ireland.

Giới thiệu về các bộ môn thể thao Gaelic

Các bộ môn thể thao Gaelic gồm có: bóng đá Gaelic (Gaelic football), bóng gậy cong hurling, bóng ném (Gaelic handball), và bóng gậy (rounders). Các môn thể thao này đều được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Điền kinh Gaelic (Gaelic Athletic Association – GAA) tại Ireland.

Phiên bản nữ của các môn thể thao này gồm có: camogie (bóng gậy cong cho nữ) – do Hiệp hội Camogie Ireland tổ chức, và bóng đá Gaelic nữ – do Hiệp hội bóng đá Gaelic nữ tổ chức.

Các câu lạc bộ thể thao Gaelic có mặt khắp thế giới – ở đâu có người Ireland, ở đó có câu lạc bộ thể thao Gaelic. Các môn thể thao này cũng được đưa vào chương trình giảng dạy của các trường tiểu học ở Ireland.

1. Bóng đá Gaelic – Môn thể thao quốc gia

Đối với môn bóng đá Gaelic, mỗi đội sẽ có 15 người chơi – với sân cỏ hình chữ nhật và khung thành có hình chữ H ở hai đầu sân cỏ.

Để ghi bàn, người chơi ở mỗi khung thành ghi bàn bằng cách đưa bóng qua khung thành (3 điểm), hoặc sút bóng qua xà ngang (1 điểm). Đội nào có số điểm cao nhất khi trận đấu kết thúc sẽ là đội thắng cuộc.

Phiên bản nữ của bộ môn này được gọi là bóng đá Gaelic nữ, có luật chơi tương tự như phiên bản của nam với một số thay đổi nhỏ.

Bóng đá Gaelic còn có các hình thức khác khi được chơi ở các nước ngoài Ireland, như Trung Đông, châu Á, Argentina và Nam Phi, với số lượng người chơi là 7 hoặc 11 người, vì sử dụng các sân bóng hoặc sân rugby có kích thước nhỏ hơn kích thước sân truyền thống.

Bóng đá Gaelic (Gaelic Football)
Bóng đá Gaelic – Môn thể thao quốc gia

2. Bóng gậy cong hurling

Tương tự như bóng đá Gaelic, môn bóng gậy cong hurling cũng bao gồm 15 người chơi trong mỗi đội – với sân cỏ hình chữ nhật và khung thành chữ H ở hai đầu sân.

Bộ môn Gaelic này được chơi với gậy (được gọi là hurley), và quả bóng nhỏ (được gọi là sliotar). Gậy hurley là một loại gậy cong, và bóng sliotar là loại bóng nhỏ như bóng khúc gôn cầu, nhưng có thêm phần gờ nổi.

Mục tiêu của môn hurling là người chơi cố gắng đánh bóng qua khung thành hoặc đưa bóng qua các xà ngang để ghi điểm. Nếu người chơi đưa bóng qua khung thành thì đó được xem như một bàn thắng. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc.

Môn bóng gậy cong hurling đã được hơn 3000 năm tuổi, và được coi là môn thể thao trên sân “tốc độ” nhất thế giới, kết hợp các kỹ năng từ bóng chuyền, khúc gôn cầu và bóng chày trong một trò chơi đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Phiên bản nữ của bóng gậy cong hurling được gọi là camogie, với luật chơi tương tự như hurling và có một vài thay đổi nhỏ.

Hình thức của môn bóng gậy cong hurling có thể thay đổi khi được chơi ở các nước khác, với số người chơi là 7 hoặc 11 người, trên sân bóng đá hoặc sân rugby nhỏ hơn kích thước truyền thống.

3. Bóng ném Gaelic (Gaelic Handball)

Đối với bóng ném Gaelic, người chơi sẽ phải dùng tay để đánh bóng vào tường sao bóng dội lại, đối thủ của họ không đỡ được. Môn bóng ném Gaelic dành cho 2 người chơi, hoặc 4 người chơi (mỗi đội 2 người).

Môn thể thao này khá phổ biến ở Ireland, và luật chơi tương tự như bóng ném Mỹ, bóng ném xứ Wales, hoặc bóng vợt và bóng quần.

4. Bóng gậy rounders

Rounders là môn thể thao sử dụng gậy và bóng, được chơi khá phổ biến ở Ireland, và cũng có một phiên bản tương tự được chơi ở Vương quốc Anh.

Tại sao thể thao Gaelic lại quan trọng với người Ireland?

  • Bản sắc dân tộc: Thể thao Gaelic là một biểu tượng của văn hóa Ireland, giúp người dân gắn kết và tự hào về nguồn gốc của mình.
  • Cộng đồng: Các câu lạc bộ thể thao Gaelic đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng và tạo ra không gian giao lưu cho mọi người.
  • Sức khỏe: Thể thao Gaelic khuyến khích lối sống lành mạnh và hoạt động thể chất.
  • Lịch sử: Các môn thể thao này có lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thống và văn hóa của người Gael.

Các trận đấu thể thao Gaelic thường thu hút đông đảo khán giả đến sân. Các giải đấu lớn như All-Ireland Senior Football Championship và All-Ireland Senior Hurling Championship là những sự kiện thể thao quan trọng nhất trong năm ở Ireland.

Những Giải Đấu Gaelic Quan Trọng Nhất

  • All-Ireland Senior Football Championship: Đây là giải đấu bóng đá Gaelic danh giá nhất ở Ireland, quy tụ các đội tuyển mạnh nhất từ khắp các quận. Trận chung kết thường được tổ chức tại Croke Park, sân vận động lớn nhất Ireland, và thu hút hàng chục nghìn khán giả.
  • All-Ireland Senior Hurling Championship: Tương tự như giải bóng đá, đây là giải đấu hurling danh giá nhất. Trận chung kết thường được tổ chức cùng ngày với trận chung kết bóng đá Gaelic và cũng thu hút một lượng lớn khán giả.
  • Các giải đấu cấp độ thấp hơn: Ngoài hai giải đấu chính, còn có nhiều giải đấu cấp độ thấp hơn dành cho các đội tuyển trẻ, các quận nhỏ hơn và các câu lạc bộ địa phương.
câu lạc bộ thể thao Gaelic
Các câu lạc bộ thể thao Gaelic

Các câu lạc bộ thể thao Gaelic tại Việt Nam

Như đã nói ở trên, ở đâu có người Ireland thì ở đó có bóng đá Gaelic. Các cộng đồng người Ireland đã lan tỏa niềm đam mê của mình đối với các môn thể thao quốc gia qua việc lập ra các câu lạc bộ thể thao Gaelic ở bất kỳ nơi đâu họ sinh sống.

Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cộng đồng người Ireland sinh sống tại Việt Nam đã thành lập các câu lạc bộ thể thao Gaelic ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu có câu lạc bộ VietCelts ở Hà Nội và câu lạc bộ Saigon Gaels ở TPHCM.

Xem thêm về đất nước, cuộc sống Ireland tại đây

Đánh giá bài viết